Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020

HOÁN CẢI SINH THÁI - Hoc hỏi Thông điệp Laudato Si' - ĐTC Phanxicô





 

 

 

L.m. Gioan B. Trương Đình Hà

 

 

 

HOÁN CẢI SINH THÁI

 

 

HỌC HỎI THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

 Chia sẻ

Thường huấn Linh mục Giáo phận Bà Rịa (2016)

 

Cập nhật 2021

 

 

Dẫn nhập

Thông điệp Laudato si' (Chúc tụng Chúa)của Đức Thánh Cha Phanxicô, có đề tựa phụ là: “Chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta”, được ký ngày 24 tháng 5 năm 2015và được công bố vào buổi trưa ngày 18 tháng 6 năm 2015 trong một cuộc họp báo tại Vatican. Đây là thông điệp thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxicô sau thông điệp Lumen fidei -“Ánh sáng Đức tin”- được công bố vào năm 2013. Nếu như Lumen fidei được coi là sự hoàn thiện phần lớn công việc dở dang của Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm là Beneđictô XVI, thì Laudato si’ được xem là thông điệp đầu tiên của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Và nếu như Tông Huấn  Evangelii Gaudeum-“Niềm vui của Tin Mừng” được viết cho riêng Thế giới công giáo như khuyến khích Giáo hội đi ra theo hướng mục vụ truyền giáo, và như là bảng chỉ đường cho hướng đi trong triều đại Giáo Hoàng của ĐTC Phanxicô với lộ trình “Hoán cải mục vụ”, thì Thông điệp Laudato Si’ không những được viết cho người Kitô hữu mà còn đối thoại với tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới và mời gọi một cuộc “Hoán cải sinh thái” mang tính toàn cầu, như Đức Thánh Cha đã viết: “Trong Tông Huấn Evangelii Gaudeum – Niềm vui của Tin Mừng, tôi đã viết cho tất cả thành viên của Hội Thánh với mục đích khích lệ sự canh tân truyền giáo liên tục. Trong Thông Điệp này, tôi muốn di vào cuộc đối thoại với hết mọi dân tộc về ngôi nhà chung của chúng ta”. Trong đó ngài kêu gọi “toàn cầu hành động nhanh chóng và thống nhất”, nghĩa là cả gia đình nhân loại phải kết hợp với nhau để bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại là trái đất, chống lại suy thoái môi trường  biến đổi khí hậu. (Thông Điệp Laudato Si’ số 3).

Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng tìm hiểu Thông Điệp Laudato Si’ của ĐTC Phanxicôđược khép góc với chủ đề “HOÁN CẢI SINH THÁI” (Conversione Ecologica), qua các nội dung sau:

- Tìm hiểu tổng quát thông điệp "Laudato Si' "

- Tìm hiểu linh đạo sinh thái của Đức Thánh Cha

- Áp dụng thực hành

- Phụ chương: An Eucharistic prayer over an awakening world - Teilhard de Chardin (Kinh nguyện Thánh Thể trước một thế giới đang thức giấc)

 

CHƯƠNG I

TÌM HIỂU TỔNG QUÁT THÔNG ĐIỆP

 

Trong phần này chúng ta thắc mắc tại sao ĐTC lấy tựa đề Laudato Si’, như thế phải trở vềphiên bản cổvới phương ngữ vùng Umbria của “Bài ca Anh Mặt Trời” của Thánh Phanxicô Assisi vào thế kỷ 13.Tiếp đến là lý do tại sao con ngừơi phải hoán cải sinh thái? Và tìm hiểu tổng quát nội dung của Thông điệp.

1. “Bài ca anh mặt trời”

của Thánh Phanxicô Assisi

Chọn tựa đề của thông điệp,Laudato Si’, ĐTC trích từ “Bài ca Anh Mặt Trời” của thánh Phanxicô Assisi:Laudato si’ mi signore, (Chúc tụng Chúa, Lạy Thiên Chúa của con).Đây là bài thơ và cũng là lời cầu nguyện do chính thánh Phanxicô sáng tác để ngợi khen ca tụng Thiên Chúa qua các công trình sáng tạo của Ngài khi thánh nhân bị đau và lưu lại ở nhà nguyện San Damiano. Bài thơ được viết với phương ngữ vùng Umbria[1], ngôn ngữ địa phương của thánh Phanxicô, gọi là “Bài ca các thụ tạo” -Il Cantico delle Creature, tiếng Latinh: Canticum Creaturarum hay Laudes Creaturarum ; cũng được gọi là “Bài ca anh mặt trời”- Cantico di frate sole hay Canticum Fratris Solis[2]. Theo các bản sưu tập do chính thánh Phanxicô để lại, thánh Phanxicô viết bài thơ này hai năm trước khi ngài qua đời, tứcnăm 1224 đến năm 1226.

Sau đây, xin trích nguyên văn “Bài ca anh Mặt Trời” của thánh Phanxico Assisi, bản văn cổ đối chiếu với bản văn tiếng Ý hiện đại trích từ website Văn Chương Ý.

      Bản văn cổ phương ngữ Umbria                           Bản văn tiếng Ý hiện đại


Altissimu, onnipotente, bon Signore,
tue so’ le laude, la gloria e l’honore et onne benedictione.

Ad te solo, Altissimo, se konfano,
et nullu homo ène dignu te mentovare.

Laudato sie, mi’ Signore, cum tucte le tue creature,
spetialmente messor lo frate sole,
lo qual’è iorno, et allumini noi per lui.
Et ellu è bellu e radiante cum grande splendore:
de te, Altissimo, porta significatione.

Laudato si’, mi’ Signore, per sora luna e le stelle:
in celu l’ài formate clarite et pretiose et belle.

Altissimo, onnipotente, buon Signore, tue sono le lodi, la gloria, l'onore e ogni benedizione.
Solo a Te, Altissimo, si addicono, e nessun uomo è degno di menzionarti.

Sii lodato, o mio Signore, con tutte le tue creature, specialmente messer fratello sole, che è giorno e attraverso il quale ci illumini. Ed esso è bello, raggiante e con grande splendore: esso simboleggia Te, Altissimo.

Sii lodato, o mio Signore, per sorella lune e le stelle; le hai create in cielo, chiare, preziose e belle.

 

Laudato si’, mi’ Signore, per frate vento
et per aere et nubilo et sereno et onne tempo,
per lo quale a le tue creature dài sustentamento.

Laudato si’, mi’ Signore, per sor’aqua,
la quale è multo utile et humile et pretiosa et casta.

Laudato si’, mi’ Signore, per frate focu,
per lo quale ennallumini la nocte:
ed ello è bello et iocundo et robustoso et forte.

Laudato si’, mi’ Signore, per sora nostra matre terra, la quale ne sustenta et governa, et produce diversi fructi con coloriti flori et herba.

Laudato si’, mi’ Signore, per quelli ke perdonano per lo tuo amore et sostengo infirmitate et tribulatione.

 

Sii lodato, o mio Signore, per fratello vento e per l'aria serena e nuvolosa e ogni tempo, grazie al quale dai il nutrimento alle tue creature.

Sii lodato, o mio Signore, per sorella acqua, la quale è molto utile, umile, preziosa e pura.

Sii lodato, o mio Signore, per fratello fuoco, grazie al quale illumini la notte: ed esso è bello e gioioso, vigoroso e forte.

Sii lodato, o mio Signore, per nostra sorella madre terra, che ci sostiene e nutre, e produce diversi frutti con fiori colorati ed erba.

Sii lodato, o mio Signore, per quelli che perdonano per il tuo amore e sopportano malattie e tribolazioni.

 

 

Beati quelli ke ’l sosterrano in pace,

ka da te, Altissimo, sirano incoronati.

Laudato si’, mi’ Signore, per sora nostra morte corporale,
da la quale nullu homo vivente pò skappare:
guai a·cquelli ke morrano ne le peccata mortali;
beati quelli ke trovarà ne le tue sanctissime voluntati,
ka la morte secunda no ’l farrà male.

Laudate e benedicete mi’ Signore et

rengratiate e serviateli cum grande humilitate[3].

 

Beati quelli che sopporteranno questo in pace, poiché saranno incoronati da te, Altissimo.

Sii lodato, o mio Signore, per nostra sorella la morte del corpo, dalla quale nessun uomo mortale può sfuggire: guai a quelli che moriranno in peccato mortale; beati quelli che essa troverà nella Tua santissima volontà, poiché la seconda morte non farà loro male.

 

Lodate e benedite il mio Signore e ringraziatelo, e servitelo con grande umiltà.

 


BÀI CA ANH MẶT TRỜI

Lạy Thiên Chúa Tối Cao, 
Toàn năng và Tốt lành, 
Lời ngợi khen, tôn vinh, danh dự, 
và mọi lời chúc tụng đều thuộc về Ngài,

và xứng hợp cho riêng mình Ngài, 
ôi Đấng Tối Cao, 
và không ai xứng đáng gọi Danh Ngài.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, 
với muôn loài thọ tạo, 
đặc biệt nhất Ông Anh Mặt Trời, 
Anh là ánh sáng ban ngày, 
nhờ Anh, Ngài soi chiếu chúng tôi,

Anh đẹp và tỏa ánh rạng ngời, 
Anh tượng trưng Ngài, lạy Đấng Tối Cao.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
vì Chị Trăng và muôn Sao
Chúa dựng trên nền trời:
lung linh, cao quí và diễm lệ.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, 
vì Anh Gió, Không khí và Mây trời, 
cảnh thanh quang và bát tiết tứ thời
nhờ Anh, Chúa bảo tồn muôn vật.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, 
vì Chị Nước, 
thật lợi ích và khiêm nhu, 
quí hóa và trinh trong.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, 
vì Anh Lửa, 
nhờ Anh, Chúa sáng soi đêm, 
Anh đẹp và vui tươi, 
oai hùng và mạnh mẽ.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, 
vì Chị chúng tôi, là Mẹ Đất, 
Chị đỡ nâng, Chị dìu dắt
Chị sinh ra bao trái trăng, 
hoa muôn màu giữa ngàn cỏ dại.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, 
vì những người biết thứ tha
nhân danh tình yêu Chúa, 
và chịu bệnh tật ưu phiền.

Phúc cho ai chấp nhận trong an hoà, 
vì lạy Chúa Tối Cao, 
Ngài sẽ thưởng triều thiên.

Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi, 
vì Chị Chết đang đợi chờ thân xác;
Phàm-nhân ai thoát khỏi?

Bất hạnh người khi lâm chung, 
Tội tình còn mang nặng!
Phúc thay ai trong giờ Chị tới, 
thánh ý Ngài vẫn quyết tuân theo, 
chết thứ hai không làm hại được.

Hãy ngợi khen và chúc tụng Chúa tôi, 
hãy tạ ơn và phụng sự Người
với trọn lòng khiêm hạ
[4].

Trong Thông Điệp, Đức Thánh Cha chỉ trích một số đoạn trong “Bài ca anh mặt trời”, Ngài không trích hết toàn bản văn.

2. Vì sao con người phải hoán cải sinh thái?

Ngay từ phần dẫn nhập vào Thông Điệp Đức Thánh Cha đã trích dẫn lời Bài ca của các thụ tạo của Thánh PhanxicôLaudato si, miSignore- Chúc tụng Chúa, Lạy Thiên Chúa của con. Khi trích dẫn "Bài ca các thụ tạo" Đức Thánh Cha cho thấy, lời bài ca này một lần nữa nhắc nhớ rằng trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta,là người chị mà chúng ta đang chung phần sự sống, là người mẹ tuyệt vời luôn mở rộng vòng tay ôm ấp chúng ta” (LS 1).Bản thân chúng ta là bụi đất (Xc St 2,7). Chính thân thể chúng ta được cấu thành nhờ những yếu tố của "đất"; "không khí" là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và "nước"của trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng” (LS 2).

Thế nhưng, giờ đây, trái đất, bị ngược đãi và cướp phá.Các mô hình sản xuất và tiêu dùng chính đang phá huỷ môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, và  làm tuyệt chủng hàng loạt loài sinh vật (LS 33). Xin mở ngoặc một chút với một điển hình: Đập thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc.

Đập thủy điện Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới nằm trên sông Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Bắccủa Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh). 32 máy phát cuối cùng của đập Tam Hiệp đi vào hoạt động cuối tháng 7/2012. Lượng nước của đập đủ khả năng sản xuất khoảng 22,5 triệu kilowatt điện (hay 22.500 megawatt), tương ứng 15 lò phản ứng hạt nhân[5].Nhà nước Trung Quốc cho xây dựng đập Tam Hiệp ngăn sông Dương Tử, là huyết mạch về tài nguyên và môi trường của Trung Quốc, đã gây ra nhiều xáo trộn của môi trường ảnh hưởng trên toàn cầu. Hồ chứa nước có sức chứa khoảng 39,3 km3 và lượng nước sẽ có khối lượng lên tới 42 tỷ tấn. Khi mực nước ở mức cao nhất, tổng diện tích đất bị ngập là 632 km2.

Theo nghiên cứu, sự dịch chuyển của 42 tỷ tấn nước nêu trên lên cao 175 mét so với mực nước biển sẽ tác động đến chuyển động quay của Trái Đất do hiện tượng mang tên mô-men quán tính, trong đó quán tính của một vật thể rắn xoay tròn sẽ tương ứng với chuyển động quay của nó. Khoảng cách từ vật thể tới trục quay của nó càng lớn, vật thể càng quay chậm hơn. Ví dụ, một vận động viên trượt băng nghệ thuật phải ép sát cánh tay vào cơ thể để giảm mô-men quán tính nếu muốn xoay tròn nhanh hơn. Tương tự, một vận động viên lặn muốn nhảy lộn nhào nhanh hơn sẽ chọn tự thế ôm gối. Theo tính toán của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), ảnh hưởng kể trên sẽ làm ngày dài thêm 0,06 mili giây, các điểm cực lệch đi khoảng hai centimet, vỏ Trái Đất hơi tròn hơn ở giữa và phẳng hơn ở đỉnh. Có thể vì trái đất quá lớn, chúng ta không cảm thấy gì đáng lo, thế nhưng đây rõ ràng là một bằng chứng khách quan cho thấy tính bất hợp lý ở công trình thế kỷ này. Đây là một hậu quả vô cùng đáng tiếc bởi ngay khi dự án trị giá tới 30 tỷ USD này được công bố, chính quyền Trung Quốc đã vấp phải phản ứng gay gắt từ giới khoa học và các nhà hoạt động môi trường. Giới chuyên gia đã đưa ra những phân tích trực quan chỉ rõ việc xây đập nước này là “mất nhiều hơn được”. Nó sẽ phá hoại hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, động đất, lở đất, xáo trộn cuộc sống của 1,3 triệu người dân và nhấn chìm phá hủy hàng loạt các di tích lịch sử có giá trị lớn[6].Hiện tại, Trung Quốc đang đối diện với nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp, hậu quả khôn lường. Vì theo ước tính của giới chuyên môn mỗi con đập chỉ trụ được khoảng 50 năm. Bộ Thủy lợi Trung Quốc (MWR) cho biết, hiện tại Trung Quốc có hơn 98.000 đập nước, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Theo LA Times, số lượng lớn đập của Trung Quốc được xây dựng trong thập niên 1950, 1960, và công tác bảo trì, duy tu nghèo nàn. Nghĩa là có đến 98,000 cái hồ chứa nước, trong số đó có hơn 40% các con đập có tuổi đời hơn 4 thập kỷ và chưa được bảo trì đầy đủ, do đó Trung quốc còn đang lo lắng với hơn 98,000 trái bom nổ chậm không biết nó nổ lúc nào. 

Chính vì môi trường trên trái đât bị tàn phá, các cộng đồng đang bị suy yếu. Các lợi ích của phát triển không được phân bổ đồng đều và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày một  lớn. Sự không công bằng, đói nghèo, dốt nát, và xung đột bạo lực ngày một lan rộng và là nguyên nhân của những nỗi thống khổ. Một sự bùng nổ dân số chưa từng có đã đè nặng lên hệ thống xã hội và sinh thái. Nền tảng an ninh toàn cầu đang bị đe doạ[7].

Trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại đang đau đớn kêu than và những tiếng than trách của trái đất đang hiệp với những tiếng rên xiết của tất cả những người bị nghèo đói bỏ rơi trên thế giới này.Vì thế Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi hãy lắng nghe họ, ngài kêu gọi tất cả và từng người - cá nhân, gia đình, tập thể địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế - hãy “hoán cải về môi sinh”. Nói theo ngôn ngữ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nghĩa là “đổi hướng”, đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để "săn sóc căn nhà chung".

Đồng thời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhìn nhận rằng:Người ta nhận thấy có sự nhạy cảm ngày càng gia tăng đối với môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên, và thành thực lo lắng vì những gì đang xảy ra cho hành tinh của chúng ta” (LS 19).Những xu hướng trên này là  thảm hoạ  - nhưng không phải là không thể tránh khỏi. Thông Điệp làm nổi bật và gửi đến tất cả mọi người một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: “Nhân loại còn có khả năng cộng tác để xây dựng một ngôi nhà chung” (LS 13); "con người còn khả năng can thiệp tích cực” (LS 58); "không phải tất cả đã bị mất mát, vì con người, tuy có khả năng thoái hóa tột độ, nhưng vẫn còn có thể tự vượt thắng, tái chọn lựa điều thiện và tái tạo” (LS 205)

-Ý thức trái đất, vạn vật là quà tặng của Thiên Chúa

-Ý thức “ngôi nhà chung” đang bị con người hủy diệt ở khắp mọi nơi dưới mọi hình thức.

- Ý thức người nghèo là những người trước hết bị ảnh hưởng bởi môi trường bị tàn phá, họ thiếu nước uống, bị nhiễm độc thực phẩm, nhiểm độc nguồn nước, mất công ăn việc làm, mất đất đai để canh tác sinh sống do những chủ nhân ông, các xí nghiệp, nhà máy…

-Ý thức mỗi người chúng ta cũng đang góp phần hủy hoại môi sinh cách này cách khác.

Chính vì thế đáp lại lờiĐức Thánh Cha kêu gọi, chúng ta hãy làm một cuộc “Hoán cải sinh thái” toàn diện.

3. Nội dung tổng quát của thông điệp

Thông điệp có 246 số, gồm có phần dẫn nhập và sáu chương[8]

-Chương 1: Tất cả những gì đang xảy ra cho ngôi nhà chung của chúng ta (17 – 61)

Trong chương này ĐTC nói đến vấn đề biến đổi khí hậu "Những thay đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu với những hệ lụy trầm trọng về môi trường, xã hội, kinh tế, phân phối và chính trị, và chúng là một trong những thách đố chính hiện nay đối với nhân loại” (25).

Ngài cũng nói đến vấn đề nước uống, về bảo vệ sự đa dạng của sinh vật (biodiversità) và về món nợ môi sinh mà các nước giàu phải trả cho những nước nghèo.

- Chương II: Tin Mừng về sự sáng tạo (62 - 100)

Đứng trước những vấn nạn về môi trường được trình bày trong chương thứ I, Đức Giáo Hoàng Phanxico dẫn chúng ta về nguồn gốc Kinh Thánh. Qua các các trình thuật Kinh Thánh, Ngài cho thấy trái đất, “ngôi nhà chung” chính là quà tặng của Thiên Chúa, và con người phải cộng tác với Đấng Sáng tạo để làm cho trái đất ngày càng tươi đẹp. Từ cái nhìn toàn diện trong truyền thống Do Thái - Kitô,Ngài nêu rõ “trách nhiệm lớn lao” (90) của con người đối với thiên nhiên, mối liên hệ thâm sâu giữa tất cả các loài thụ tạo và môi trường sinh thái là một thiện ích chung, là gia sản của toàn thể nhân loại và là trách nhiệm của mọi người” (95).

-Chương III: Nguồn gốc nhân bản của cuộc khủng hoảng sinh thái (101-136)

Chương này trình bày một một cuộc đối thoại với triết học và các ngành khoa học nhân văn.

Điểm nhấn của chương III là những suy tư về kỹ thuật: với lòng biết ơn, nhìn nhận những đóng góp của kỹ thuật để cải tiến các điều kiện sống (102-103), tuy nhiên “kỹ thuậtmang lại một sự thống trị lớn lao trên toàn thể nhân loại và thế giới cho những người nắm giữ kiến thức kỹ thuật và nhất là quyền lực kinh tế để khai thác nó” (104). Chính chủ trương thống trị bằng kỹ thuật đưa tới sự phá hủy thiên nhiên và khai thác bóc lột con người và các dân tộc yếu thế hơn.

-Chương IV: Sinh thái học toàn diện (137-162)

Trọng tâm đề nghị của Thông Điệp là một nền sinh thái học toàn diện như một mô hình công lý: một nền  sinh thái học "hội nhập chỗ đứng đặc biệt của con người trong thế giới này và tương quan của con người với thực tại xung quanh” (15)

-Chương V: Một vài nét cho đường hướng và hoạt động (163 - 201)

Đức Thánh Cha vạch ra những đường nét chính cho cuộc đối thoại về môi trường, Ngài viết: "chúng ta hãy vạch ra những đường nét chính của đối thoại, để giúp chúng ta bước ra khỏi vùng xoáy của việc tự hủy hoại chính mình mà chúng ta đang chết dí trong đó" (163)

-Chương VI: Giáo dục và linh đạo sinh thái (202 - 246)

Chương cuối Đức Thánh Cha đi vào trọng tâm mời gọi một sự hoán cải sinh thái. Giáo dục và huấn luyện vẫn là những yêu cầu trước hết; cần có sự can dự của tất cả các lãnh vực giáo dục, trước tiên là “trường học, gia đình, các phương tiện truyền thông, việc huấn giáo” (213). Sau đóĐTC đề nghị một vài hướng cho nền Linh đạo sinh thái. Đối với ĐTC, con người phải làm một cuộc sám hối sinh thái toàn diện bởi vì “các sa mạc bên ngoài gia tăng, chỉ vì sa mạc bên trong nội tâm cũng lớn dần” (217)

*Hai số 241, 242 Đức Thánh Cha hướng nhìn về Đức Mẹ và Thánh Giuse đã bảo bọc che chở, chăm sóc cho gia đình Thánh Gia với tâm tình từ ái, và với đôi tay dịu dàng nhưng mạnh mẽ chính là niềm cảm hứng cho chúng ta làm việc với lòng quảng đại và dịu dàng để bảo vệ hành tinh mà Thiên Chúa đã ủy thác cho chúng ta. ĐTC cũng dẫn ta hướng về thế giói tốt đẹp vô biên trong ánh sáng vĩnh cửu của thiên đàng (số 243), khi mà toàn thể vũ trụ này được thu họp trong Chúa Giêsu Chính niềm hy vọng đó cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục quan tâm và tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi để làm tươi đẹp trái đất này (số 245). Và cuối cùng là lời nguyện cầu cho trái đất của chúng ta và lời cầu nguyện của người Kitô hữu trong sự hợp nhất với vạn vật.

 

CHƯƠNG II

TÌM HIỂU LINH ĐẠO SINH THÁI

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

 

1.Giáo dục ý thức về sinh thái

1.1. Hướng đến một lối sống mới

Do khuynh hướng cổ võ tiêu thụ lên đến cực độ, vì thế con người ngày hôm nay bị cuốn hút vào cơn lốc mua sắm và tiêu xài mà ĐTC gọi làkiểu tiêu thụ không cưỡng lại được (số 203). Và tình hình toàn cầu hiện đang tạo ra một cảm giác bấp bênh và trống rỗng.Khi con người tự cô lập và khép kín, lòng tham của họ sẽ gia tăng. Khi tâm hồn của con người càng trống rỗng bao nhiêu thì họ càng cần nhiều thứ để mua sở hữu và tiêu thụ bấy nhiêu (số 204). Vì thế ĐTC kêu gọi một sự thay đổi lối sống.Việc mua sắm luôn luôn là một hành vi luân lý, chứ không thuần túy là hành vi kinh tế. Có thể tạo ra cơ hội “gây một sức ép lành mạnh trên những người nắm giữ quyền bính chính trị, kinh tế và xã hội” (206). Và điều này xảy ra khi những chọn lựa của những ngừơi tiêu thụ” thay đổi được cách hành xử của các xí nghiệp, bó buộc họ cứu xét ảnh hưởng về môi sinh và những kiểu mẫu sản xuất” (206)

1.2. Giáo dục nền đạo đứcsinh thái

Đức Thánh Cha viết:"cần có những nhà giáo dục có khả năng phát triển nền đạo đức sinh thái, giúp mọi người trưởng thành trong tình liên đới, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đầy lòng trắc ẩn" (LS 210)

Giáo dục trên các bình diện:

Bình diện nội tại với chính mình, bình diện liên đới với những người khác, bình diện tự nhiên với các sinh vật và bình diện tinh thần với Thiên Chúa. (s. 210)

Mục đích của việc giáo dục đạo đức sinh thái là để đi đến biến đổi con người, muốn biến đổi con người phải vun trồng các nhân đức vững chắc, tức đưa đến những thói quen tốt thì con người mới có thể quên mình dấn thân cho sinh thái, còn ngoài ra vẫn có sự tồn tại của pháp luật nhưng chưa đủ để ngăn chặn hành vi tệ hại trong một thời gian dài.

1.3. Giáo dục tinh thần trách nhiệm

Việc giáo dục ý thức trách nhiệm trong cộng đồng là cần thiết để mọi người tạo thành phản xạ biết giữ gìn môi trường sống chung quanh mình bất cứ ở đâu. Như tại Việt Nam tinh thần trách nhiệm chung đối với cộng đồng còn rất kém. Nhất là ở những nơi công cộng. Người ta còn xả rác bừa bãi, khạc nhổ tùy tiện vất tàn thuốc lá, ném chuột chết ra ngoài đường, hái hoa, vứt rác xuống sông, kênh, mương…, phóng uế bừa bãi.

ĐTC cũng nói đến việcgiảm bớt sử dụng nhựa và giấy, giảm bớt sử dụng nước, phân loại rác, chỉ nấu những gì thực sự cần thiết, quan tâm đến những sinh vật khác, sử dụng phương tiện công cộng hay đi xe chung, trồng cây, tiết kiệm điện, tắt đèn khi không cần thiết…(số 211)

1.4. Giáo dục sinh thái trong gia đình

ĐTC nói đến tầm quan trọng lớn lao của gia đình, gia đình là nơi sự sống, Quà tặng của Thiên Chúa, được đón nhận trọn vẹn, được bảo vệ. Ngược lại với nền văn hóa sự chết, gia đình là trái tim của nền văn hóa sự sống. (số 213).

- Trong gia đình học cách thể hiện tình yêu và tôn trọng sự sống.

- Học biết sử dụng mọi thứ, ngăn nắp, sạch sẽ, tôn trọng hệ sinh thái địa phương, chăm sóc mọi loài thụ tạo (số 213).

- Học cách xin mà không đòi hỏi, biết nói “cảm ơn” để tỏ lòng biết ơn vì những điều chúng ta nhận lãnh, biết tự chủ tính nóng giận và lòng tham, biết “xin lỗi” khi làm điều sai trái.

Tóm lại những nghĩa cử đơn giản của phép lịch sự chân thành tạo nên văn hóa của đời sống chung và tôn trọng môi trường chung quanh.

1.5. Trong Giáo Hội

- Tất cả mọi cộng đoàn Kitô hữu đều có vai trò quan trọng trọng việc giáo dục sinh thái (số 214)

- Đặc biệt các Chủng viện, các nhà đào tạo sẽ giáo dục cho các chủng sinh một đời sống giản dị đầy trách nhiệm, sự chiêm niệm với lòng biết ơn về thế giới Chúa tặng ban, quan tâm đến người nghèo và bảo vệ môi trường (số 214)

1.6. Ngoài xã hội

Các thể chế chính trị và nhiều nhóm xã hội cũng được ủy thác nhiệm vụ gia tăng ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường (số 214)

2. Linh đạo Hoán cải sinh thái

Đức Thánh Cha đề nghị một số điểm của nền linh đạo sinh thái dựa trên giáo huấn của Tin Mừng.Chúng ta có thể rút ra những điểm chính từ Thông Điệp:

1. Người Kitô hữu sống ơn gọi làm người, bảo vệ công trình tay Chúa tạo  nên là yếu tố thiêt yếu của đời sống nhân đức (217)

2.Theo mẫu gương của Thánh Phanxicô, ý thức rằng mối tương quan lành mạnh với mọi tạo vật là một chiều kích hoán cải cá nhân toàn diện, bao gồm cả việc nhận biết những sai lầm, tội lỗi, khuyết điểm và thất bại của chúng ta, phải đi tới sám hối chân thành và khao khát thay đổi (số 218).

3.Để đạt được sự hoán cải như thế, cần nhìn lại đời sống và chân nhận  những gì chúng ta gây thiệt hại đến công trình tạo dựng của Thiên Chúa ngang qua những hoạt động của chúng ta. Cần phải hoán cải, cần phải thay đổi tâm hồn (số 218). Ngài trích tư tưởng từ Hội Đồng Giám Mục Úc Châu: "Để thực hiện việc sám hối này chúng ta phải biết khảo nghiệm lại đời sống của chúng ta và nhận ra rằng, với cách thức nào chúng ta đã làm tổn thương sáng tạo của Thiên Chúa, bằng hành động cũng như vì sự bất lực của chúng ta. Chúng ta phải có một kinh nghiệm về sám hối, về một sự thay đổi tâm hồn"[9] (số 153) Hoán cải sinh thái cần thiết cho một sự thay đổi dài lâucũng là một sự hoán cải cộng đồng (số 219).

4. Việc sám hối cũng dẫn đến nhiều thái độ khác nhau, nối kết chung với nhau để đưa đến một sự dấn thân bảo về môi trường cách quãng đại và đầy yêu thương. Lòng biết ơnvà sự nhưng không là thái độ tích cực của hoán cải để có thể cùng nhau nuôi dưỡng tinh thần chăm sóc đại lượng, dịu dàng (số 220).

ĐTC nói: “nhận biết rằng thế giới là quà tặng yêu thương của Thiên Chúa và chúng ta được mời gọi cách âm thầm để noi theo lòng quảng đại của Người trong sự tự hiến và điều thiện hảo” (220)

5. Sự hoán cải này cũng bao hàm một nhận thức trìu mến về sự liên kết của chúng ta với toàn thể thụ tạo và dự phần trong sự hiệp thông hoàn vũ.Không ai là một hòn đảo. Người có niềm tin không nhìn thế giới từ bên ngoài nhưng từ trong nội tâm và nhận ra dây liên kết qua đó Cha trên trời liên kết chúng ta với tất cả hữu thể. (số 220)

6. Ý thức rằng mỗi thụ tạo đều phản ánh một điều gì đó thuộc về Thiên Chúa và có một thông điệp gửi đến cho chúng ta;ý thức rằng Chúa Kitô đã nhập thể vào trong thế giới vật chất này. Và hiện tại Người là Đấng Phục Sinh đang sống trong thâm sâu của từng hữu thể, và thấm nhập ánh sáng của Người vào trong mỗi hữu thể. Như vậy ĐTC mời gọi tất cả các tín hữu làm rõ nét sự sám hối bằng việc trãi rộng sức mạnh ân sủng mà mình được lãnh nhận bởi Đức Kitô Phục sinh đã đổi mới mình trãi rộng trên các tạo vật khác và với cả thế giới chung quanh. (Số 221)

7. Nuôi dưỡng tình huynh đệ tuyệt vời với tất cả công trình tạo dựng mà thánh Phanxicô Assisi đã sống cách rạng rỡ. (số 221) Anh mặt trời, chị mặt trăng, chị nước, anh gió cả chị chết nữa.

8. Sống tiết độ, giản dị và khiêm tốn giúp chúng ta biết dừng lại và trân qúy những điều nhỏ bé, biết ơn vì những cơ hội mà cuộc sống mang lại cho chúng ta, không dính bén với những thứ ta không sở hữu, không đau buồn vì những điều chúng ta không có (Số 222-224)

9. Bình an nội tâm cũng là thái độ cần có trong linh đạo hoán cải. Sinh thái học toàn diện bao gồm việc dành thời gian để khôi phục sự hòa hợp thanh bình với công trình tạo dựng (số 225).Bình an nội tâm đưa ta vào cuộc tìm kiếm khám phá và chiêm ngưỡng Đấng Tạo Hóa đang hiện diện nơi các tạo vật, đang sống giữa chúng ta (Số 226).ĐTC nói sự biểu hiện của thái độ này là dừng lại và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa trước và sau bữa ăn. Chỉ với lời cầu nguyện đơn sơ nhưng nhiều người tín hữu hôm nay có thể bỏ hoặc làm cách máy móc. ĐTC đề nghị các Kitô hữu hãy canh tân thói quen tốt đẹp này và sống thật mãnh liệt.Vì lời cầu nguyện đơn sơ đó gợi nhớ cuộc đời chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa,nâng đỡ cảm nghiệm biết ơn của chúng ta về những món quà của Đấng sáng tạo, giúp nhận biêt công lao của những người làm ra của ăn và cũng cố tình liên đới với những người đang thiếu thốn (Số 227).

10. “Tình huynh đệ hoàn vũ” (228) biểu hiện ở sống tốt và đoan chính; đạo đức, niềm tin và trung thực (229). Ý thức rằng chúng ta cần có nhau,có trách nhiệm đối với kẻ khác và với thế giới (229). Sinh thái học toàn diện cũng được tạo nên từ những nghĩa cử đơn giản mỗi ngày, chúng phá vỡ lý luận của bạo lực, khai thác và ích kỷ (230). Tình yêu tuôn trào từ những nghĩa cử chăm sóc lẫn nhau nhỏ bé, tình yêu xã hội thúc đẩy chúng ta đề xuất những chiến lược hữu hiệu làm giảm suy thoái môi trường và khích lệ “nền văn hóa chăm sóc” (231).

11. Thái độ chiêm ngắm của các thánh giúp chúng ta gặp gỡ Chúa trong vẻ đẹp của vũ trụ thiên nhiên (233-234).

12. Các Bí Tích là một con đường ưu việt, trong đó thiên nhiên được Thiên Chúa nâng lên thành phương thế trung gian cho đời sống siêu nhiên. (235). Trong các bí tích, Bí Tích Thánh Thể là trung tâm mà mọi thụ tạo tìm thấy đỉnh điểm của hạnh phúc.(236) vì Thánh Thể kết nối trời với đất, Thánh Thể ôm lấy và bao bọc toàn thể công trình tạo dựng[10]. (236)

Xin được nhắc lại tư tửơng của Cha Teilhard de Chardin, ngàilà triết gia lỗi lạc, cũng là nhà địa chất học và cổ sinh vật học danh tiếng.Khoảng tháng 6 năm 1923, linh mục Teilhard de Chardin thám hiểm sa mạc Ordos, nằm về phía tây thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc, trên một cao nguyên ở phía nam khu tự trị Nội Mông hiện nay. Rộng khoảng 90.650 km2, sa mạc Ordos còn có tên là Mu Us, hay Ngạc Nhĩ Đa Tư.Vào sáng sớm ngày lễ Chúa Biến Hình năm 1923, cha Pierre Teilhard de Chardin đang đứng một mình chiêm ngắm trước ánh bình minh rực rỡ ở sa mạc Ordos, nhìn vầng dương tỏa chiếu ánh cam vàng từ cuối chân trời,một cảm nhận thiêng liêng sâu sắc xâm chiếm cha trước vẻ đẹp rạng ngời hùng vĩ của thiên nhiên của đất trời, và huyền nhiệm Thiên Chúa sáng tạo đang hiện hữu và ban muôn vật xinh đẹp cho con người. Trong lúc xuất thần đó,điều cha muốn làm ngay là cử hành thánh lễ, nhằm hiến dâng toàn thể thế giới lên Chúa. Nhưng làm sao dâng lễ đây vì không có bàn thờ, không có bánh, không có rượu. Nên cha quyết định lấy cảtrái đất làm bàn thờ, lấytoàn thể những lao nhọc,khổ đau và hạnh phúccủa con người trên trái đất làm bánh và rượu cho thánh lễ. Từ xúc động thiêng liêng đó đã dệt thành lời cầu nguyện tuyệt tác của cha trong buổi bình minh ấy: “AN EUCHARISTIC PRAYER OVER AN AWAKENING WORLD” (Kinh nguyện Thánh Thể cho một thế giới đang thức giấc).Xin xem ở phần Phụ Chương trang 59.

Với cha Teilhard, tất nhiên không thể đánh đồng điều này với việc cử hành Phép Thánh Thể trong nhà thờ được, nhưng cha thấy đây là một ‘mở rộng’ của Phép Thánh Thể, nơi Mình và Máu Chúa Kitô trở nên hiện thể trong một bánh và rượu rộng lớn hơn, cụ thể là toàn thể thế giới vật chất đang bày tỏ mầu nhiệm thịt máu Con Thiên Chúa chiếu sáng hiển hiện.

Vì thế, Bí tích Thánh Thể cũng là nguồn ánh sáng và động lực để thực hiện việc chăm sóc môi trường và mời gọi chúng ta trở thành những người gìn giữ toàn thể sáng tạo[11].

13. Ngày Chúa nhật là ngày Phục sinh, "ngày đầu tiên" của sáng tạo mới, mà những hoa trái đầu tiên là nhân loại được phục sinh của Chúa, gia sản đảm bảo cho việc chuyển đổi cuối cùng của tất cả thực tại đã được sáng tạo. Vì thế,sự nghỉ ngơi và tâm tình thờ phượng của ngày Chúa Nhật, mà trung tâm là thánh lễ chiếu ánh sáng trên cả tuần và thúc đẩy chúng ta quan tâm đến thiên nhiên và  người nghèo. (237)

14. Đức Thánh Cha hướng về Ba Ngôi trong số 238 239 và 240.Thiên Chúa Cha, Đấng tạo thành trời đất, là nguyên lý tối thượng của tất cả, Đấng là nền tảng đầy tình thương và kết hiệp với tất cả những gì hiện hữu. Chúa Con, Đấng phản ảnh Chúa Cha và qua Người mà muôn vật được tạo thành. Chúa Thánh Thần, dây liên kết bất tận của tình yêu, Đấng hiện diện một cách thân thiết với vũ trụ, khi Người tác động và tạo nên nên những con đường mới (238).Đối với các Kitô hữu, tin kính Một Thiên Chúa hiệp thông Ba Ngôi Vị dẫn đến niềm xác tín Ba Ngôi đã để lại dấu ấn trên mọi thụ tạo.Vũ hoàn được tác tạo bởi Ba ngôi. Do đó “khi chúng ta chiêm ngắm vũ trụ vĩ đại và tươi đẹp, chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi”(239). ĐTC trích dẫn thánh Phanxicô, vị thánh đã dạy chúng ta rằng mỗi loài thụ tạo có cấu trúc cụ thể theo khuôn mẫu Ba ngôi, theo đó thánh nhân thách đố chúng ta phải nổ lực đọc thực tại bằng chìa khóa Ba Ngôi. (239).

Điều này làm cho chúng ta không chỉ thán phục trước những kết nối đa dạng giữa các loài thụ tạo, mà còn khám phá ra chìa khóa cho sự thành toàn của chúng ta đó là ra khỏi chính mình để sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, với những người khác và với mọi loài thụ tạo. Điều này mời gọi chúng ta phát triển nền linh đạo của tình liên đới toàn cầu phát sinh từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. (240)

 

 

CHƯƠNG III

ÁP DỤNGTHỰC HÀNH

Qua Thông Điệp Laudato Si’, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về môi trường để thao thức với thế giới, với con người. Khi nhìn về môi trường thiên nhiên bị tàn phá tại đất nước mình, đặc biệt là biển và rừng không khỏi khiến chúng ta ưu tư. Hệ quả của sự tàn phá này là môi trường sinh thái bị suy thoái và ô nhiễm trầm trọng. Từ đó, trên phương diện mục vụ, người linh mục không thể đứng ngoài cuộc, không thể không đau lòng trước thực trạng sinh thái suy thoái tại đất nước để rồi tìm cách góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

1. Ưu tư về môi trường sinh thái của đất nước

Chỉ thị của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường của quốc gia về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngay những dòng đầu tiên có viết:  “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới… Tuy nhiên,việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng. Việc thi hành pháp luật bảo vệ môi trường chưa nghiêm minh. Ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.

Rừng tiếp tục bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đất đai bị xói mòn và thoái hoá; đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm. Nguồn nước mặt và nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt, vùng biển đã bắt đầu bị ô nhiễm. Nhiều đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn... Điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn quá thấp kém, tiêu chuẩn an toàn lao động và an toàn thực phẩm bị vi phạm. Các sự cố môi trường ngày càng gia tăng[12].

Sau đây xin đưa ra vài điển hình của việc suy thoái môi trường tại Việt Nam.

1.1.Hệ sinh thái biển ô nhiễm và nguy cơ cạn kiệt

Bờ biển của Việt Nam dài 3.260km (theo số liệu của chính phủ) chưa tính biển đảo[13]. Việc đánh bắt cá chưa được quản lý chặt chẽ, vì vậy ngư dân đã dùng nhiều hình thức để đánh bắt như dùng pha xúc mạnh để làm mù mắt cá.Dùng lưới “giã cào” loại lưới đã bị Liên Hiệp Quốc cấm dùng để bắt cả cá lớn cá bé, loại lưới thả sâu tận đáy và chiều dài của lưới từ 500-1000m, thường dùng hai tàu đi song song với công suất lớn; mắt lưới lại nhỏ nên các loại hải sản tôm, cua, cá, mực lớn bé ở giữa 2 tàu kéo gần như nằm gọn trong lưới. Kiểu đánh bắt này đã làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những tàu giã cào còn làm hư hỏng ngư lưới cụ, ghe thuyền nhỏ của ngư dân mưu sinh ven bờ[14].Dùng trái phá cho nổ tung ở dưới những rạng san hô sâu để đánh bắt. Theo các nhà nghiên cứu hải dương học thì những rạn san hô bị tàn phá như vậy phải 20 năm sau mới có thể phục hồi.Tổng giám đốc WWF[15], Lambertini, trong một báo cáo về các sinh vật trên trái đất năm 2014 cho biết: “Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, các hoạt động của con người đã tàn phá nghiêm trọng các đại dương bằng các hoạt động đánh bắt hải sản quá mức, vượt quá khả năng sinh sản, tự hồi phục của các loài sinh vật biển. Chúng ta cần những thay đổi sâu sắc để bảo tồn sự phong phú của hệ sinh thái đại dương cho các thế hệ sau của chúng ta”. Cũng trong báo cáo đó viết: “Chúng ta đang chạy đua đánh bắt các loài cá đến mức cạn kiệt vì mục đích cung cấp lương thực và phục vụ cho các nhu cầu kinh tế thiết yếu. Việc đánh bắt, khai thác quá mức, phá hủy môi trường biển và cả biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng tới loài người, đặc biệt là những quốc gia nghèo đói phụ thuộc vào nguồn lợi từ biển sẽ chịu những tác động to lớn và thảm khốc nhất. Sự cạn kiệt của hệ sinh thái biển sẽ tạo ra những đợt suy thoái kinh tế nghiêm trọng và ngăn cản chúng ta trong cuộc chiến chống lại đói nghèo và suy dinh dưỡng”. Cùng với sự sụt giảm báo động về số lượng các loài cá, báo cáo này còn công bố mức độ sụt giảm đáng kể của các rạn san hô, rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển, nơi cung cấp chỗ cư trú và nguồn thức ăn cho các loài cá, cũng như những giá trị thiết yếu cho con người. Hơn một phần ba các loài cá sinh sống dựa vào các rạn san hô được báo cáo theo dõi, thống kê đã giảm 34% từ năm 1979 đến năm 2010. Nghiên cứu cho biết các rạn san hô có thể sẽ biến mất hoàn toàn trên toàn thế giới vào khoảng năm 2050 dưới tác động của biến đổi khí hậu. Sự biến mất của các rạn san hô này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 25%  tổng số các loài sinh vật biển sinh sống dựa vào các rạn san hô và khoảng 850 triệu người hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động kinh tế, xã hội và các dịch vụ nông nghiệp từ các rạn san hô này[16].

Tại Việt Nam hiện nay, nhiều phần bờ biển còn bị lấn chiếm, xây dựng khai thác làm nhà hàng, resorts với mục đích kinh doanh tư nhân kiếm lợi nhuận làm hủy hoại môi trường thiên nhiên trong sạch, là tài nguyên thiên nhiên Thiên Chúa ban cho mỗi quốc gia, trong khi đó những người dân nghèo lại không được hưởng dùng[17].

1.2. Rừng bị phá hủy tàn khốc

Từ năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, chính sách kinh tế mới đã mở ra những vùng đất mới, tuy nhiên cũng vì vậy mà rừng bị đẩy lui dần và bị tàn phá khủng khiếp để lấy đất canh tác.Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng[18].Theo ước tính của Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT, cuối năm 2010, diện tích rừng toàn quốc đạt khoảng 13.390.000ha[19] với độ che phủ ước đạt 39,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra trong chiến lược bảo vệ và phát triển rừng. Những năm qua, diện tích rừng mất "một cách hợp lý" do khai thác chiếm 34% và diện tích đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng lên tới hơn 42%. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu nhằm phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị như cao su, cà phê và đặc biệt là phục vụ ngành thủy điện.Rừng bị tàn phá cũng có nghĩa đất thiếu mất mái che, thiếu vật cản vì vậy khi mưa lớnsẽ tạo thành dòng lũ lớn, gây sạt lỡ đất vì không có cây rừng để giữ đất, kéo theo những trận lũ lụt lớn khắp cả nước làm thiệt hại mùa màng, nhà cửa, đất đai, con nguòi…Trước nay sạt lở đất chỉ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rất ít khi xảy ra ở miền Trung;nhưng gần đây các tỉnh miền Trung lại liên tiếp xảy ra sạt lở đất[20].

Phân tích về nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở nặng nề đang diễn ra tại miền Trung. GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng: “Rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, nên lũ về miền Trung mới lớn như vậy, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng. Vị Giáo sư này phân tích: Những chỗ bị sạt lở đều là đất trơ trọi, không có thảm thực vật. Khi mưa, nước sẽ dần thấm vào, lớp đất ấy đã bị tác động từ lâu, nắng lên, đất sét đã bị phong hóa, sau đó, trọng lượng tăng do mưa dồn xuống, theo nguyên tắc trên độ dốc sẽ trượt khi lực đẩy xuống lớn hơn lực giữ. Lực giữ ở đây đã kém do đất sét bị phong hóa vì phá rừng, mất thảm thực vật. Xây thủy điện, phá rừng đã làm cho đất bị phong hóa, từ phong hóa làm thay đổi kết cấu của đất, lực giữ giảm đi, chưa kể mưa dồn mạnh hơn vì không còn dòng chảy mặt, trọng lượng tăng lên, lực giữ kém nên mới xảy ra sạt lở..."[21].

Phá rừng đã gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Tất cả đều đã trở thành "thủ phạm" gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở miền Trung. Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém.Vì vậy, nhà nước cần có chiến lược lâu dài trồng rừng, tái tạo lại rừng là việc cấp bách cần tthiết. Nếu có trồng lại rừng sau khi rừng bị phá, các chuyên gia cho biết, chúng ta cũng phải mất 50 năm rừng mới khôi phục lại được.Và trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 42% - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020[22].

Điều đáng lo ngại là tốc độ phát triển thủy điện ngày một gia tăng, số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ ngày một nhiều. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 12 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ thì đến năm 2008, cả nước có thêm 24 nhà máy, số nhà máy được tăng thêm vào năm 2010 là 19. Dưới đây xin nêu một số tác động bất lợi của thủy điện mà cơ quan của Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam đưa ra.

1.3. Tác động bất lợi của thủy điện

1. Nhấn chìm rừng đầu nguồn

Theo các chuyên gia, để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 - 30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 - 2.000 ha đất ở phía thượng nguồn.

Như chúng ta đã biết, những chức năng sinh thái quan trọng nhất của rừng là điều hoà khí hậu, giữ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất. Rừng được xem là nhân tố tự nhiên quan trọng, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường sống của cả hành tinh. Việc phá rừng trong những thập kỉ gần đây đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng của nhiệt độ trái đất, hoạt động của bão lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh… Bên cạnh đó, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, dẫn đến đa dạng sinh học (ĐDSH) rừng ngày càng bị suy giảm, các giống loài động, thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đã và đang là nguyên nhân chính thức dẫn đến sự tàn phá của thiên tai ngày càng khốc liệt.

2. Dòng chảy cạn kiệt

Về phía hạ lưu, do dòng chảy cạn kiệt, nhiều vùng bị xâm thực, nước biển dâng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống.

3. Thay đổi dòng chảy

Việc xây dựng đập làm thay đổi dòng chảy đến các cửa sông, được coi là nguyên nhân làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn cá. Cũng theo các nhà sinh học, khoảng 20% loài sinh vật nước ngọt trên bờ vực tuyệt chủng do tác động của những con đập ngăn các dòng sông.

Tác động trước tiên của các dự án thủy điện đó là làm biến đổi số lượng và chế độ dòng chảy của sông, ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái thủy sinh trong sông ở hạ lưu các công trình.

Bên cạnh đó, nhiều công trình thuỷ điện dùng đường ống áp lực để dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thuỷ điện, để tạo nguồn nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện, nên đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sông chết, có chiều dài từ vài km đến hàng chục km ngay sau tuyến đập chính. Ví dụ, sau tuyến đập của hồ sông Ba Hạ đoạn sông chết dài 8km, của hồ Đồng Nai 3 dài 4km, hồ thuỷ điện Nậm Chiến dài hơn 16km và nhiều hồ thuỷ điện nhỏ khác.

4. Ngăn dòng trầm tích

Ngoài gây sụt giảm sinh vật, đập chặn còn ngăn dòng trầm tích chảy xuống hạ lưu, khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sông.

5. Hạn chế cấp nước cho các mục tiêu khác

Trong mùa cạn, do chủ yếu chú ý đến sản lượng điện, nhiều hồ chứa thuỷ điện tăng cường việc tích nước để dự trữ phát điện, nên lượng nước xả xuống hạ lưu không đáng kể, đôi khi ngừng hoàn toàn. Từ đó, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác ở hạ du như: cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông, thuỷ sản... đồng thời làm biến đổi chế độ dòng chảy và suy thoái hệ sinh thái thủy sinh.

6. Thay đổi xấu chất lượng nước

Ngoài ra, việc sử dụng nước của thuỷ điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lòng hồ do quá trình phân huỷ thực vật trong lòng hồ. Do thay đổi chế độ dòng chảy nên lượng các chất hữu cơ trong nước của các công trình thuỷ điện bị giảm, sự đa dạng và số lượng các loài cá và các loài thuỷ sinh bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trú theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ trong mùa sinh sản.

7. Một trong những nguyên nhân gây lũ lụt

Ngoài lý do thiên nhiên là mưa nhiều tạo nên lũ lụt, đôi lúc tác động của con người lại là nguyên nhân chính.

Có thể khẳng định, thủy điện không phải là nguyên nhân gây lũ lụt, mà quy hoạch sai, vận hành sai các công trình thủy điện mới là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt. Ở Việt Nam, lượng điện do thủy điện mang lại chiếm tỷ trọng khá lớn, nhu cầu dùng điện còn gia tăng trong khi phát triển các nguồn điện khác còn nhiều khó khăn do vốn, do trình độ kĩ thuật chưa cho phép… Thời gian qua, một số hồ thủy điện đã có những ảnh hưởng nhất định về môi trường như: gia tăng tình hình lũ ở hạ du, làm một số thác nước bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường[23].

1.4. Cạn kiệt nguồn nước

Sự tăng nhanh về dân số và việc khai thác quá mức tài nguyên nước cũng như tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước. Theo tính toán, lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay trong tổng nguồn nước các con sông của Việt Nam chỉ khoảng 3.840 m3/người/năm.Nếu căn cứ theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế, quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước thì Việt Nam đang thiếu nước trầm trọng. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay, theo dự tính, đến năm 2025, lượng nước mặt bình quân đầu người của các con sông Việt Nam chỉ còn khoảng 2.830 m3/người/năm.

Khoảng70% dân số Việt Nam có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên đa dạng sinh học và trên thực tế, hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép diễn ra ngày càng mạnh mẽ và không thể kiểm soát đối với tất cả loại rừng.Tại vùng ven biển, nông dân đua nhau phá rừng ngập mặn, quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản.Thống kê cho thấy, trong hai thập kỷ qua, có tới 200.000ha rừng ngập mặn bị chặt phá để nuôi tôm.Bởi thế, không lạ gì gần nghìn loại động, thực vật hoang dã trong thiên nhiên của nước ta đang bị đe dọa và nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã, đang ngày một hiếm và có khi biến mất hoàn toàn[24].

1.5. Môi trường ô nhiễm

Biển Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm với những công trình khai thác dọc bờ biển.Theo kết quả điều tra của Bộ Công thương, trong số 154 khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc, chỉ có 39 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 25,3%). Điều đó có nghĩa là khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải/ngày không qua xử lý từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận và gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước mặn. Như bờ biển ở miền trung bị ô nhiễm nặng bởi chất thải của công ty TNHH gang thép Hưng NghiệpFormosa Hà Tỉnh của Đài loan khiến cá chết hàng loạt[25].Hiện tượng cá chết xảy ra ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.

Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại ven biển bốn tỉnh miền Trung được xác định do công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường.Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD[26].

Việc khai thác bôxit ở tây nguyên làm vùng đất này đang ô nhiễm nặng, không những về môi trường mà các giá trị về văn hóa truyền thống của người dân tộc cũng bị mai một và có nguy cơ mất gốc.Việc khai thác quặng boxit để sản xuất nhôm gây ra nhiều rủi ro “lợi bất cập hại” dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, cụ thể là đất đai bị nhiễm độc, không khí bị nhiễm độc và nguồn nước sinh sống bị nhiễm độc.

Tây Nguyên sẽ chết vì khai thác boxit” đó là lời cảnh báo của các nhà khoa học việt nam tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực tây nguyên và nam trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông, Viện tư vấn và phát triển (CODE) và tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Vn (TKV) tổ chức ngày 22-10-2008 tại tỉnh Đắc Nông[27].Không chỉ ở Tây Nguyên, tất cả khối lượng bùn thải do khai thác bô-xít hiện nay chỉ có thể được xử lý theo phương pháp chôn lấp, khi có mưa lũ lớn có nguy cơ tràn xuống vùng đồng bằng Nam Trung bộ và Đông Nam bộ sẽ nhiễm độc toàn bộ vùng đất này và người dân sẽ lãnh hậu quả.

Và cái giá phải trả do ô nhiễm môi trường là rất đắt. Điển hình như ô nhiễm nước tại sông Thị Vải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do Công ty VEDAN gây ra ước tính thiệt hại lên đến 567 tỷ đồng/năm. Cũng vì lý do nước bị ô nhiễm, trong vòng 4 năm qua, có 6 triệu người Việt Nam bị mắc bệnh và số tiền chữa trị lên đến 400 tỷ đồng[28].

2. Áp dụng mục vụ

Hiệp thông với Đức Thánh Cha, thực hiện lời mời gọi “hoán cải môi trường”, chúng ta có thể áp dụng một số điểm gợi ý:

2.1.Tổ chức học hỏi về môi trường trong bối cảnh ngày hôm nay. Cho các đoàn thể, các giới. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em thiếu nhi.

2.2.Giáo dục tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, những nơi công cộng như đường phố, trường học, bệnh viện, công viên…giữ gìn sạch đẹp, không xả rác bừa bãi.Biết tiết kiệm và bảo quản khi sử dụng điện nước ở những nơi công cọng.

2.3. Giáo dục ý thức gìn giữ bảo vệ Thánh Đường trang nghiêm, sạch đẹp, thường xuyên quét dọn lau chùi. Có thùng đựng rác chung quanh khu vực nhà thờ, nhà xứ. Có thể tập người giáo dân phân loại rác.

2.4. Có khu vực vệ sinh chung, giữ gìn sạch sẽ, bảo quản.

2.5. Tiết kiệm điện nước mỗi khi xử dụng.

2.6. Biết đau lòng với sự hủy hoại môi trường của đất nước. Ý thức không gây ô nhiễm môi trường. Không lấn chiếm môi trường thiên nhiên làm của riêng.Khuyến khích người giáo dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường trên bình diện xã hội. Khuyến khích trồng thêm cây xanh, chăm sóc vườn hoa cây kiểng ở nhà. Thường xuyên nạo vét cống rãnh nơi mình ở.

2.7. Gìn giữ môi trường đạo đức trong sạch.

2.8. Một số đề nghị về những áp dụng bảo vệ môi trường do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục – Ban Mục vụ Gia Đình TGP Sài Gòn đã tổ chức buổi chia sẻ chuyên đề “Bảo Vệ Mẹ Đất” do ông Martino Trần Tuấn Huy, Giám đốcTrung tâm Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA, trình bày vào tối thứ Bảy, ngày 09/04/2016 với những từ khóa dễ nhớ, dễ áp dụng: Giảm bớt - tái sử dụng - tái chế - tiết kiệm.

Giảm bớt – Reduce

- Không mua nhiều hơn những gì chúng ta cần: mua quần áo, giày dép, thực phẩm đủ dùng, đừng để dư thừa.

- Chọn các sản phẩm ít bao bì: tận dụng lại những bao bì.

- Chọn các sản phẩm có thể tái chế: nên mua loại sản phẩm chứa trong chai nhựa thay gì chứa trong chai thủy tinh, chất liệu không thể phân hủy.

- Hạn chế dùng bao nilon.

- Chọn các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và an toàn đến môi trường.

Tái sử dụng - Re-use

- Góp quần áo, đồ đạc, vật dụng để tặng.

- Sửa chữa hơn là bỏ đi.

- Dùng pin sạc hơn là pin dùng một lần.

- Tận dụng chai lọ, túi nilon.

- Sử dụng giấy 2 mặt.

Tái chế - Recycle

- Phân loại rác: Đồ nhựa, thủy tinh, giấy, rác phân hủy.

- Vận động bạn bè, gia đình, mọi người trong nhà, trường học, nơi làm việc tái chế các vật dụng.

Tiết kiệm

- Hạn chế sử dụng xe máy: Đi bộ, đi xe đạp rất tốt cho sức khỏe; sử dụng các phương tiện công cộng.

- Hạn chế sử dụng máy điều hòa: Để nhiệt độ vừa đủ: 22-26 độ vì tăng 1 độ sẽ giảm 10% điện năng.

- Dùng bóng đèn tiết kiệm điện, mua các sản phẩm tiết kiệm điện.

- Sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng bao bì hoặc có thể tái chế được.

- Dùng ít nước nóng lại.

- Tắt đèn, quạt khi không cần thiết

KẾT

Với Thông Điệp Laudato Si', Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát họa cho thế giới Kitô giáo con đường hy vọng hướng về "ngôi nhà chung trên trời", đến "ngày Sabát vĩnh cửu", đến "Giêrusalem mới" (243). Và việc tiến về ngôi nhà chung trên trời phải được bắt đầu từ "ngôi nhà chung dưới đất này". Vì thế Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người kết hợp lại với nhau để đón nhận ngôi nhà chung trái đất này, ngôi nhà được Thiên Chúa trao ban cho chúng ta, vì thế mỗi một người trên trái đất phải cùng nhau dựng xây, bảo vệ những gì Thiên Chúa đã tạo thành và trao ban, vì tất cả con người sẽ cũng tiến bước với các tạo vật xinh tươi hướng về "trời mới đất mới": "Đây! Ta đổi mới mọi sự" (Kh 21,5)

Đức Thánh Cha hướng về Đức Maria, Mẹ đã chăm sóc Chúa Giêsu, từng đau đớn trước cái chết của Chúa Giêsu thế nào thì hôm nay mẹ cũng chăm sóc thế giới bị thương tích này bằng tình yêu và lòng thương cảm cũng như đau đớn trước nỗi khốn khổ của những người nghèo bị đóng đinh và trước các loài thụ tạo xinh tươi bị con người phá hủy, xin Đức Mẹ là Nữ Vương của toàn thể vũ trụ giúp chúng ta biết nhìn vào thế giới với đôi mắt khôn ngoan sáng suốt. Và cũng nguyện xinThánh cả Giuse là cha nuôi Chúa Giêsu, Đấng bảo vệ Đức Mẹ và Chúa Giêsu cũng che chở gìn giữ  bảo vệ thế giới này[29].

Mượn lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha cho trái đất để khép lại bài chia sẻ này:

“Lạy Thiên Chúa cha toàn năng,

Cha đang hiện diện trong vũ trụ bao la

Và trong các loài thụ tạo bé nhỏ nhât của cha

Cha dịu dàng ôm ấp tất cả mọi loài hiện hữu

Xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha

Để chúng con có thể bảo vệ sự sống

Và vẻ đẹp của muôn loài.

Xin đong đầy trong chúng con sụ bình an,

Giúp chngs con sống với nhau như anh chị em,

Mà không làm hại một ai.

Ôi lạy Thiên Chúa của người nghèo,

Xin giúp chúng con biết cứu giúp người bị bỏ rơi

Và quên lãng trên trái đất này,

Họ thật quý giá trước mắt cha.

Xin chữa lành đời sống chúng con,

Giúp chúng con có thể bảo vệ thế giới chứ không hủy diệt,

Gieo trồng vẻ đẹp chứ không gây ô nhiễm và phá hủy.

Xin chạm đến tâm hồn

Của những người chỉ biết tìm lợi ích cho mình

Bằng cái giá của người nghèo và trái đất.

Xin dạy chúng con khám phá giá trị của từng sự vật,

Biết ngạc nhiên và chiêm ngắm,

Để nhận ra niềm hạnh phúc

Được hiệp nhất sâu xa với mọi loài thụ tạo

Khi chúng con trên hành trình tiến về ánh sáng vô biên của cha.

Chúng con tạ ơn Cha

Hằng hiện diện với chúng con mỗi ngày.

Và xin cha phù trợ chúng con

Trong cuộc chiến đấu hằng ngày

Cho công lý, tình yêu và hòa bình"[30].

Amen 

PHỤ CHƯƠNG 

Mỗi khi Dâng Thánh Lễ ban sáng vào lúc bình minh thức giấc, tôi lại nhớ đến lời cầu nguyện tuyệt vời của cha Teilhard. Vì vậy xin  trích nguyên văn lời cầu nguyện của cha Teilhard de Chardin trong buổi bình minh ngày lễ Chúa Biến Hình năm 1923 tại sa mạc Ordos, để mỗi khi Dâng Thánh Lễ chúng ta cũng hiệp lời ngợi khen tôn vinh Chúa qua vạn vật và cầu nguyện cho trái đất của chúng ta.

AN EUCHARISTIC PRAYER OVER AN AWAKENING WORLD

"O God, since I have neither bread, nor wine, nor altar, I will raise myself beyond these symbols and make the whole earth my altar and on it will offer to you all the labors and sufferings of the world. 

As the rising sun moves as a sheet of fire across the horizon the earth wakes, trembles, and begins its daily tasks. I will place on my paten, O God, the harvest to be won by this renewal of labor. Into my chalice I will pour all the sap which is to be pressed out this day from the earth’s fruits.  My paten and my chalice are the depths of a soul laid widely open to all the forces which in a moment will rise up from every corner of the earth and converge upon the Spirit.

Grant me, Lord, to remember and make mystically present all those whom the light is now awakening to this new day. As I call these to mind, I remember first those who have shared life with me: family, community, friends, and colleagues.  And I remember as well, more vaguely but all-inclusively, the whole of humanity, living and dead, and, not least, the physical earth itself, as I stand before you, O God, as a piece of this earth, as that place where the earth opens and closes to you.

And so, O God, over every living thing which is to spring up, to grow, to flower, to ripen during this day, I say again the words: “This is my body.” And over every death-force which waits in readiness to corrode, to wither, to cut down, I speak again your words which express the supreme mystery of faith: “This is my blood.” On my paten, I hold all who will live this day in vitality, the young, the strong, the healthy, the joy-filled; and in my chalice, I hold all that will be crushed and broken today as that vitality draws its life. I offer you on this all-embracing altar everything that is in our world, everything that is rising and everything that is dying, and ask you to bless it.

And our communion with you will not be complete, will not be Christian, if, together with the gains which this new day brings, we do not also accept, in our own name and in the name of the world, those processes, hidden or manifest, of enfeeblement, of aging, and of death, which unceasingly consume the universe, to its salvation or its condemnation.  Lord, God, we deliver ourselves up with abandon to those fearful forces of dissolution which, we blindly believe, will this cause our narrow egos to be replaced by your divine presence. We gather into a single prayer both our delight in what we have and our thirst for what we lack.

Lord, lock us into the deepest depths of your heart; and then, holding us there, burn us, purify us, set us on fire, sublimate us, till we become utterly what you would have us to be, through the annihilation of all selfishness inside us. Amen.[31]

Bản kinhchuyểnngữ

Kinh Nguyện Thánh Thể cho một thế giới đang thức giấc

Lạy Chúa, bởi vì con không có bánh, không có rượu, cũng không có bàn thờ, nêncon sẽ nâng mình vượt lên trên những biểu tượng này và lấy cả trái đất trở thành bàn thờ của con và trên đó, con sẽ dâng cho Chúa tất cả những vất vả và đau khổ trên thế giới.

Khi vầng dương ló rạng di chuyển như một màn lửa băng qua cuối chân trời, trái đất thức giấc, rung chuyển và bắt đầu công việc hàng ngày của nó.

Ôi Lạy Chúa, con sẽ đặt lên dĩa thánh của con, hoa màu gặt hái được nhờ sức lao công mới này. Trong chén thánh của con, con sẽ đặt vào tất cả nhựa sống được ép ra từ hoa quả của trái đất ngày hôm nay.

Dĩa Thánh và Chén Thánh của con là những chiều sâu thẳm của một tâm hồn rộng mở đón nhận mọi sức mạnh, trong khoảnh khắc, (chúng) sẽ trỗi dậy từ mọi ngóc ngách của trái đất và hội tụ trong Thánh Thần.

Lạy Chúa, xin ban cho con nhớ đến và hiện tại hóa một cách huyền nhiệm tất cả những ai đang được ánh bình minh thức giấc trong ngày mới này.

Khi con gợi nhớ những điều này trong tâm trí, trước hết con nhớ đến những người đã chia sẻ cuộc sống với con: gia đình, cộng đoàn, bạn bè và đồng sự.

Và con cũng nhớ, mơ hồ hơn nhưng bao hàm tất cả, toàn thể nhân loại, những người còn đang sống, những người đã qua đời và đặc biệt, Lạy Chúa, chính trái đất hữu hình này, khi con đứng trước nhan Ngài, như một mảnh của trái đất, như nơi trái đất mở ra và đóng lại với Ngài.

Và vì vậy, Lạy Chúa, trên mọi sự sống đang triển nở, lớn lên, trổ hoa, mọng chín trong ngày hôm nay, con xin lặp lại những lời của Chúa: "Đây là mình Thầy." Và trên mọi thế lực của sự chết đang chờ sẵn để gặm nhắm, để khô héo, để chặt lìa, con nói lại lời của Chúa diễn tả mầu nhiệm tột đỉnh của đức tin: “Đây là máu Thầy.” Trên dĩa thánh, con dâng tất cả những ai sẽ sống tràn đầy sinh lực trong ngày hôm nay, người trẻ trung, người mạnh mẽ, người khỏe mạnh, người tràn đầy niềm vui; và trong chén thánh của con, con dâng tất cả những gì sẽ bị nghiền nát và vỡ tan ngày hôm nay khi sinh lực bị rút ra khỏi sự sống của nó. Trên Bàn thờ bao la này, con dâng lên Chúa tất cả mọi thứ đang hiện diện trong thế giới của chúng con, mọi thứ đang trỗi dậy và mọi thứ đang chết dần, nguyện xin Chúa ban phước lành cho tất cả. Và sự hiệp thông của chúng con với Chúa sẽ không trọn vẹn, sẽ không phải là Kitô hữu, nếu như, cùng với những thu tích mà ngày mới này mang lại, chúng con không chấp nhận, nhân danh chúng con và nhân danh thế giới, những tiến trình, dù ẩn dấu hoặc biểu hiện của sự trỗi lên, già đi và của cái chết, những thứ vốn không ngừng nung đốt vũ trụ này hướng về ơn cứu độ và phán xét của nó. Lạy Chúa, là Thiên Chúa, chúng con tự trao mình cho những thế lực tan rã đáng sợ mà chúng con đã tin tưởng một cách mù quáng, điều này sẽ khiến cái tôi hạn hẹp của chúng con được thay thế bởi sự hiện diện thiêng liêng của Chúa. Chúng con hợp thành một lời cầu nguyện duy nhất, dâng lên Chúa cả những vui mừng về những gì chúng con có và cả những khát khao những gì chúng con còn thiếu.

Lạy Chúa, xin khóa chặt chúng con vào nơi sâu thẳm nhất của trái tim Chúa; và giữ chúng con ở đó, nung đốt chúng con, thanh tẩy chúng con, đặt chúng con trên lửa và thăng hoa chúng con, cho đến khi chúng con trở nên hoàn toàn như những gì Chúa muốn chúng con trở thành, qua việc thanh luyện mọi ích kỷ bên trong chúng con[32]. Amen

 

MỤC LỤC

 

Dẫn nhập. 5

CHƯƠNG I 7

TÌM HIỂU TỔNG QUÁT THÔNG ĐIỆP  7

1. “Bài ca anh mẶt trỜi”  7

cỦa Thánh Phanxicô Assisi 7

2. VÌ SAO con ngưỜi phẢi hoán cẢi sinh thái 15

3. NỘI dung tỔng quát cỦa thông điỆp   21

CHƯƠNG II 25

TÌM HIỂU LINH ĐẠO SINH THÁI  25

CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ   25

1.Giáo dỤc ý thỨc vỀ sinh thái 25

1.1. Hướng đến một lối sống mới 25

1.2. Giáo dục nền đạo đức sinh thái 26

1.3. Giáo dục tinh thần trách nhiệm.. 26

1.4. Giáo dục sinh thái trong gia đình. 27

1.5. Trong Giáo Hội 28

1.6. Ngoài xã hội 28

2. Linh đẠo Hoán cẢi sinh thái 28

CHƯƠNG III 37

ÁP DỤNG THỰC HÀNH   37

1. Ưu tư về môi trường sinh thái của đất nước. 37

2. Áp dụng mục vụ. 53

KẾT. 56

PHỤ CHƯƠNG.. 60

MỤC LỤC. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO   68


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      FRANCESCO pp., Lettera Enciclica Laudato Si’, Libreria Editrice Vaticana, 2015

2.      ĐGH PHANXICÔ, Thông Điệp Laudato Si’ bản dịch của Lm. Augustino Nguyễn Văn Trinh

3.      ĐGH PHANXICÔ, Thông Điệp Laudato Si’ bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

4.      Các website

-          Writings of St. Francis of Assisi (5) <http://www.christusrex.org/www1/ofm/fra/FRAwr05.html>

-          S. Francesco d'Assisi,Cantico delle creature<http://letteritaliana.weebly.com/cantico-delle-creature.html>

-          Bài ca anh mặt trời. Bản dịch của ofmvn: <http://www.ofmvn.org/linh-dao/tai-lieu-nguon/16-tac-pham-cua-thanh-phanxico-assisi/198-bai-ca-anh-mat-troi>

-          Teilhard de Chardin, An Eucharistic prayer over an awakening world, <http://ronrolheiser.com/a-eucharistic-prayer-over-an-awakening-world/>

-          Ban Mục vụ Gia Đình TGP Sài Gòn, chuyên đề “Bảo Vệ Mẹ Đất”, Martino Trần Tuấn Huy, Giám đốcTrung tâm Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA

-          Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Chỉ Thị về tăng cường công tác bảo về môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước số: 36/1998/CT-TW, Hà Nội, ngày 25.06.1998.

-          baochinhphu.vn, Công bố hiện trạng rừng toàn quốc,x. http://baochinhphu.vn/Van-ban-moi/Cong-bo-hien-trang-rung-toan-quoc/35797.vgp

-          G. Trần Đức Anh OP, Bản dịch từ bản tóm lược chính thức của Hội Đồng Tòa Thánh ”Công lý và Hòa bình”,

<http://vi.radiovaticana.va/storico/2015/06/18/tóm_lược_thông_điệp_”laudato_sí”_của_đức_thánh_cha_phanxicô>

-          Hiến chương trái đất, The Hague (29.6.2000)

<http://www.earthchartervietnam.org/vie/text.html

-          thanhnien.vn, 07.08.2018, Hung thần giã cào bay,

https://thanhnien.vn/thoi-su/phong-su-dieu-tra/bam-bien-muu-sinh-hung-than-gia-cao-bay

-          Vũ Long – Hữu Long,Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng,laodong.vn, 6.7.2020

-          Living Planet Index

-          Một số vấn đề về chủ quyền biển đảo Việt nam

      <http://viendong.edu.vn>

-          Nhật Minh, Đập Thủy điện Trung Quốc làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ trái đất, daikynguyenvn.com

-          Nguyễn Triều, Tây nguyên sẽ chết vì khai thác boxit,tuoitre.vn 23.10.2008 <https://tuoitre.vn/tay-nguyen-se-chet-vi-khai-thac-boxit-284505.htm>

-          Phạm Thị Thu Hà T.s,Tổng quan lợi ích va tác dộng của thủy diện, Tạp chí Năng Lượng Việt Nam, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, x. <http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-nam/tong-quan-loi-ich-va-tac-dong-cua-thuy-dien.html>

-    Quang Thành - Duy Tuấn, Sạt lỡ đất chưa từng có ở miền trung, X,

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/media/sat-lo-dat-chua-tung-co-o-mien-trung-697765.html

-          Thanh Nam, Nan giải tình trạng lấn bờ biển làm nhà hàng, nhandan.com, 04.07.2017.

-          Thùy Linh-Vũ Long, Vì sao thảm họa lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung?, laodong.vn 20.10.2020.

-          Vũ Long – Hữu Long,Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng,laodong.vn, 6.7.2020

-          Xuân Long, Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016, tuoitre.vn, 13.07.2017. x, <https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm>

wikipedia, Đập Tam Hiệp


[1]Thời thánh Phanxicô, tiếng Ý hiện đại chưa ra đời.Văn kiện tiếng Ý sớm nhất còn tồn tại là các mẫu đơn của vùng Benevento vào giữa thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, phải công nhận rằng tiếng Ý, như chúng ta biết hiện nay, chỉ thật sự ra đời sau khi Dante Alighieri hay Dante (1265-1321) viết tập thơ dàiLa Divina Commedia(Thần khúc) vào thế kỷ 14.

[2]i. The Canticle of Brother Sun2.55. The "Canticum Fratris Solis" (CantSol) or "Cantico delle Creature" is a poem which Francis composed in his Umbrian dialect. The Codex 338 of Assisi presents the following rubric, just before the words of the Canticle: "Beginning of the canticle of creatures which blessed Francis composed in order to praise and glorify God, when he was ill at San Damiano". The Codex even leaves an empty space for the musical notes, which were unfortunately never written down”. Cf. Writings of St. Francis of Assisi (5) <http://www.christusrex.org/www1/ofm/fra/FRAwr05.html>

[3] Cf.S. Francesco d'Assisi,Cantico delle creature<http://letteritaliana.weebly.com/cantico-delle-creature.html>

 [5]Cf.Nguồn: wikipedia, Đập Tam Hiệp, <https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADp_Tam_Hi%E1%BB%87p>

[6]Cf. Nhật Minh,Đập Thủy điện Trung Quốc làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ trái đất, daikynguyenvn.com

[7] Cf. Hiến chương trái đất, 2.<http://www.earthchartervietnam.org/vie/text.html>

 [8] Cf. G. Trần Đức Anh OP, Bản dịch từ bản tóm lược chính thức của Hội Đồng Tòa Thánh ”Công lý và Hòa bình”.

[9] Hội Đồng Giám Mục Úc Châu 2002.

[10] ĐGH Benedictô XVI, Bài giang thánh lễ Mình Máu Thánh Chúa (15.6.2006); ĐTC Phanxicô đã trích dẫn cha Teilhard de Chardin trong Tông thư Laudato Si’, Chương Hai Tin Mừng về sự Sáng Tạo / The Gospel of Creation, phần III, Huyền nhiệm của Vũ trụ / The Mystery of the Universe, số 83, chú thích 53, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc tới đóng góp thần học của linh mục Teilhard de Chardin về phương diện nhận thức sâu sắc giá trị thiêng liêng của những thụ tạo mà Thiên Chúa ban cho trái đất này.

[11] ĐTC Phanxicô đã trích dẫn cha Teilhard de Chardin trong Tông thư Laudato Si’, Chương Hai Tin Mừng về sự Sáng Tạo / The Gospel of Creation, phần III, Huyền nhiệm của Vũ trụ / The Mystery of the Universe, số 83, chú thích 53, ĐTC Phanxicô đã nhắc tới đóng góp thần học của linh mục Teilhard de Chardin về phương diện nhận thức sâu sắc giá trị thiêng liêng của những thụ tạo mà Thiên Chúa ban cho trái đất này.

 [12] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Chỉ Thị về tăng cường công tác bảo về môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước số: 36/1998/CT-TW, Hà Nội, ngày 25.06.1998.

[13] Viện Tài nguyên thế giới (Word Resources Institute) và Tổ chức Môi trường của Liên hiệp quốc công bố bờ biển Việt Nam dài 11.409,1km. Theo website của Bộ Khoa học – Công nghệ là 3.350km được tính bằng tổng chiều dài bờ biển của các tỉnh ven biển (công bố trên website: http:www.most.gov.vn). Nguồn của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thì bờ biển là 3.650km... Một số tổ chức nước ngoài, như CIA World x,<http:www.cia.gov> công bố chiều dài bờ biển Việt nam là 3.444km chưa tính chiều dài bờ biển đảo, đồng thời xếp hạng bờ biển Việt Nam thứ 32 về chiều dài trong tổng số 156 nước có biển. Trong đó, nước có bờ biển dài nhất là Canada (202.080km). x.<http://viendong.edu.vn>

[15]Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên hay còn gọi là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu (World Wide Fund For Nature - WWF) là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên. Tên cũ là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới hoặc Quỹ Bảo vệ Đời sống Thiên nhiên Thế giới (World Wildlife Fund).

[16]Các công bố này dựa trên Living Planet Index - một cơ sở dữ liệu được xây dựng, duy trì và phân tích bởi các nhà khoa học tại ZSL (Zoological Society of London).Để trả lời cho các số liệu thống kê đáng báo động trong báo cáo về các sinh vật trên trái đất của WWF năm 2014.

[17] Cf. Thanh Nam, Nan giải tình trạng lấn bờ biển làm nhà hàng, nhandan.com, 04.07.2017.

[18]Cf. laodong.vn, 6.7.2020, Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng

[19] Cf. baochinhphu.vn, Công bố hiện trạng rừng toàn quốc,x. http://baochinhphu.vn/Van-ban-moi/Cong-bo-hien-trang-rung-toan-quoc/35797.vgp

 [20]Đêm 10 rạng sáng 11.10.2020, tại khu nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, TT-Huế) xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến 17 công nhân thủy điện bị vùi lấp.  Chưa hết, Rạng sáng 13.10, khi đoàn cứu hộ đang dừng nghỉ tại trạm kiểm lâm 67 (cách thủy điện Rào Trăng khoảng 10km) thì bất ngờ gặp lũ ống, đất đá sạt lở khiến 13 người trong đoàn cứu hộ bị vùi lấp và hy sinh. Rạng sáng 18.10, cả nước lại tiếp tục đón nhận hung tin về thảm nạn sạt lở đất tại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Thời điểm trên, các cán bộ, chiến sĩ của Đoàn 337 đang ngủ trong 4 dãy nhà tập thể của đơn vị thì ngọn núi phía sau bị lở, hàng ngàn khối đất đá đổ trùm lấy 4 căn nhà. Một số người kịp chạy thoát nạn, 22 người bị vùi lấp. Cf. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/media/sat-lo-dat-chua-tung-co-o-mien-trung-697765.html

[21] Cf. Thùy Linh-Vũ Long, Vì sao thảm họa lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung?, laodong.vn 20.10.2020.

[22]Số liệu diện tích rừng toàn quốc năm 2009 được Bộ NNPTNT công bố tại Quyết định 2140/QĐ-BNN-TCLN.

[23]Cf. TS. Phạm Thị Thu Hà, Tạp chí Năng Lượng Việt Nam,Đại Học Bách Khoa Hà Nội, x. <http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-luc-viet-nam/tong-quan-loi-ich-va-tac-dong-cua-thuy-dien.html>

[24]Cf.vietnamnet.vn,18.07.2011, Cảnh báo suy thoái tài nguyên môi trường ở Việt Nam, x.

<http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/canh-bao-suy-thoai-tai-nguyen-moi-truong-o-vn-30903.html>.

[25] Cf, Xuân Long, Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016, tuoitre.vn, 13.07.2017. x, <https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm>

 [26] Cf. Ibid,

[27]Cf. Nguyễn Triều, Tây nguyên sẽ chết vì khai thác boxit,tuoitre.vn 23.10.2008 <https://tuoitre.vn/tay-nguyen-se-chet-vi-khai-thac-boxit-284505.htm>

[28] Cf. vietnamnet.vn…18.07.2011, ibid.

[29]ĐGH PHANXICÔ, Thông Điệp Laudato Si’, 241, 242.

[30] ĐGH PHANXICÔ, Thông Điệp Laudato Si’, - Lời cầu nguyện cho trái đất của chúng ta,246.

[31] Cf. Teilhard de Chardin, An Eucharistic prayer over an awakening world, <http://ronrolheiser.com/a-eucharistic-prayer-over-an-awakening-world/>

[32]Người viếtchuyển ngữ từ bản Tiếng Anh đăng tại website:<http://ronrolheiser.com/a-eucharistic-prayer-over-an-awakening-world/>


 

 

 

 

 

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét