BẢN GIÁO LÝ HỎI THƯA
(GIÁO LÝ TÂN ĐỊNH)
Gm. Nicôla Huỳnh Văn Nghi
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Hỏi: Ta sống ở đời này để làm gì?
Thưa: Ta sống ở đời này để nhận biết, thờ
phượng kính mến Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và thương yêu mọi người như anh
em, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, cho ngày sau được hạnh phúc đời đời.
2.
Hỏi: Ta phải thờ phượng kính mến Đức Chúa
Trời và thương yêu anh em cách nào?
Thưa: Ta phải thờ phượng kính mến Đức Chúa
Trời và thương yêu anh em như đạo Người đã dạy.
3.
Hỏi: Đạo Đức Chúa Trời là đạo nào?
Thưa: Là đạo chính Đức Chúa Trời đã tỏ ra
cho loài người và Đức Chúa Giêsu đã hoàn thành và cùng uỷ thác cho Hội Thánh
truyền lại cho ta. Đó là đạo Công giáo.
4.
Hỏi: Đạo Công Giáo dạy ta những gì?
Thưa: Đạo Công Giáo dạy ta biết Đức Chúa
Trời là ai, người yêu thương ta thế nào, và ta làm thế nào để đáp lại lòng yêu
thương đó.
BÀI THỨ I:
ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ BẢN TÍNH
NGƯỜI
5.
Hỏi: Ta làm thế nào mà biết có Đức Chúa
Trời?
Thưa: Ta nhìn xem trời đất muôn vật trật tự
lạ lùng trong vũ trụ, liền biết có Đức Chúa Trời là Đấng tạo thành và an bài
mọi sự.
6.
Hỏi: Đức Chúa Trời có tỏ mình cho ta biết
không?
Thưa: Đức Chúa Trời đã nhờ các tổ phụ, các
Tiên tri và chính Con Một Người là Chúa Giêsu Kitô mà tỏ mình cho ta.
7.
Hỏi: Đức Chúa Trời là Đấng nào?
Thưa: Đức Chúa Trời là Đấng tự hữu, thiêng
liêng, hằng có đời đời, quyền phép, thánh thiện, tốt lành, nhân từ, công bằng
và chân thật vô cùng.
8.
Hỏi: Đức Chúa Trời là Đấng tự hữu nghĩa là
làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời tự mình mà có,
không phải do ai tạo thành.
9.
Hỏi: Đức Chúa Trời là Đấng thiêng liêng
nghĩa là làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời không có hình
hải thể xác nên ta không thấy được.
10.
Hỏi: Đức Chúa Trời ở đâu?
Thưa: Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi nên Người
biết và thấy mọi sự, dầu những sự kín nhiệm trong lòng ta thì Người cũng thấu
suốt nữa.
11.
Hỏi: Đức Chúa Trời hằng có đời đời nghĩa là
làm sao?
Thưa: Nghĩa là không lúc nào đời nào mà
chẳng có Đức Chúa Trời.
12.
Hỏi: Đức Chúa Trời quyền phép vô cùng nghĩa
là làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời làm tất cả mọi
sự theo ý Người muốn.
13.
Hỏi: Đức Chúa Trời thánh thiện nghĩa là làm
sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời cao trọng hơn
tất cả mọi loài mọi vật, hằng yêu sự lành và ghét sự dữ.
14.
Hỏi: Đức Chúa Trời tốt lành vô cùng nghĩa là
làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời hoàn hảo hết
mọi sự, đáng mến vô cùng, và hằng ban mọi ơn lành cho ta.
15.
Hỏi: Đức Chúa Trời nhân từ vô cùng nghĩa là
làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời thương hết mọi
người và sẵn sàng tha thứ cho kẻ có tội thật lòng ăn năn.
16.
Hỏi: Đức Chúa Trời công bằng vô cùng nghĩa
là làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời thương kẻ lành,
phạt kẻ dữ, tuỳ theo tội phúc mỗi người.
17.
Hỏi: Đức Chúa Trời chân thật vô cùng nghĩa
là làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Trời hằng nói sự
thật, không thể sao lầm và chẳng hề dối ai.
BÀI THỨ II:
MẦU NHIỆM ĐỨC CHÚA TRỜI BA
NGÔI
18.
Hỏi: Có mấy mầu nhiệm chính trong đạo?
Thưa: Có ba mầu nhiệm trong đạo:
– Một là mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi.
– Hai là mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm
người.
– Ba là mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
19.
Hỏi: Khi nào ta tuyên xưng mầu nhiệm ấy?
Thưa: Khi nào làm dấu thánh giá và đọc rằng
nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
20.
Hỏi: .Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi dạy ta sự
gì?
Thưa: Mầu nhiệm một chúa ba ngôi dạy ta biết
có một đức Chúa trời mà người có ba ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là
Con, Ngôi thứ ba là Thánh Thần.
21.
Hỏi: Trong Ba Ngôi có Ngôi nào hơn kém nhau
không?
Thưa: Ba Ngôi bằng nhau không có Ngôi nào
hơn không có Ngôi nào kém.
22.
Hỏi: Ai dạy ta mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi?
Thưa: Chính Chúa Giêsu đã day ta biết mầu
nhiệm ấy như khi Người phán rằng “các con hãy đi rao giảng dạy muôn dân, rửa
tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19).
23.
Hỏi: Ba Ngôi làm gì cho ta?
Thưa: Chúa Cha đã tạo nên ta Chúa Con đã cứu
chuộc ta và Chúa Thánh Thần thánh hoá ta.
24.
Hỏi: Ta phải làm gì đối với Đức Chúa Trời Ba
Ngôi?
Thưa: Ta phải tin cậy kính mến thờ phượng và
biết ơn nhất là phải năng nhớ Chúa Ba Ngôi ngự trong lòng ta như đền thờ Người.
Chúa Giêsu phán: “Ai yêu mến ta thì vâng giữ lời Ta và Cha Ta sẽ thương yêu
người ấy và Chúng Ta sẽ đến và ở nơi người ấy”.
BÀI THỨ III:
THIÊN CHÚA SÁNG TẠO VÀ QUAN
PHÒNG
25.
Hỏi: Trời đất muôn vật bởi đâu mà có?
Thưa: Trời đất muôn vật bởi Đức Chúa Trời
tạo thành mà có.
26.
Hỏi: Đức Chúa Trời làm thế nào mà tạo thành
trời đất muôn vật?
Thưa: Đức Chúa Trời dùng quyền phép mình mà
phán một lời thì bởi không liền có mọi sự.
27.
Hỏi: Vì ý nào Đức Chúa Trời tạo thành trời
đất muôn vật?
Thưa: Đức Chúa trời tạo thành trời đất muôn
vật có ý thông sự tốt lành của Chúa cho mọi loài, để cho sáng danh Chúa và cho
ta được dùng mà mà làm sáng danh Chúa hơn nữa.
28.
Hỏi: Đức Chúa Trời còn tiếp tục săn sóc các
loại thụ tạo hay không?
Thưa: Đức Chúa Trời còn tiếp tục săn sóc các
loại thụ tạo nhất là loài người. Đó là việc Chúa quan phòng.
29.
Hỏi: Trong các loài Chúa đã tạo thành loài nào
trọng hơn?
Thưa: Có hai loài trọng hơn : Một là thiên
thần hai la loài người.
30.
Hỏi: Thiên Thần là loài nào?
Thưa: Thiên Thần là loài thiên liêng Đức
Chúa Trời đã tạo thành để thờ phượng kính mến và vâng lệnh người cùng hưởng
phúc đời đời.
31.
Hỏi: Các Thiên Thần có hưởng phúc đời đời
không?
Thưa: Không được vì có một số phản nghịch
cùng Đức Chúa Trời nên bị phạt trong hoả ngục. Đó là tà thần hay là ma quỷ.
32.
Hỏi: Các thiên thân có giúp đỡ người ta
không?
Thưa: Các Thiên Thần nhất là Thiên Thần hộ
thủ hằng gìn giữ hồn xác ta và soi sáng thúc giục ta làm lành lánh giữ. Nên ta
phải tin cậy và tôn kính các vị ấy luôn.
33.
Hỏi: Loài người là loài nào?
Thưa: loài người là loài có linh hồn và xác
Đức Chúa Trời đã tạo nên giống hình ảnh Người.
BÀI THỨ IV:
LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI TỔ TÔNG
34.
Hỏi: Tổ tông loài người là ai?
Thưa: Tổ tông loài người là Ông Adong và Bà
Evà.
35.
Hỏi: Ngoài Sự Sống tự nhiên Chúa còn ban cho
tổ tông loài người những ơn nào nữa không?
Thưa: Chúa ban cho hai ông bà sự sống siêu
nhiên và nhiều đặc ân khác nữa.
36.
Hỏi: Sự sống siêu nhiên là gì?
Thưa: Sự sống siêu nhiên chính là sự sống
của Chúa thông ban cho ta để được làm con cái Chúa và sau này được hưởng hạnh
phúc với người .
37.
Hỏi: Những đặc ân Chúa ban cho hai ông bà là
những đặc ân nào?
Thưa: Chúa ban cho hai ông bà những đặc ân
này là: trí khôn minh mẫn ý chí hướng về điều lành không phải khổ và không phải
chết.
38.
Hỏi: Tổ tông ta có được hưởng mãi những ơn
ấy không?
Thưa: Không vì tổ tông ta đã nghe ma quỷ mà
phạm tội trái lệnh Chúa.
39.
Hỏi: Tội ấy có truyền lại cho con cháu
không?
Thưa: Tội ấy có truyền lại cho con cháu nên
gọi là tội tổ tông truyền.
40.
Hỏi: Tội tổ tông đã gây những thiệt hại nào?
Thưa: Tội tổ tông đã làm cho hai ông bà và
con cháu mất sự sống siêu nhiên mất những đặc ân Chúa ban lòng trí ra yếu đuối
tối tămphải đau khổ và phải chết.
41.
Hỏi: Sau khi tổ tông phạm tội Đức Chúa Trời
có bỏ loài người không?
Thưa: Không người chẳng bỏ mà lại hứa ban
một Đấng cứu thế chuộc tội loài người.
BÀI THỨ V:
NGÔI HAI XUỐNG THẾ LÀM
NGƯỜI
42.
Hỏi: Đấng Cứu Thế là ai?
Thưa: Đấng Cứu Thế chính là Ngôi Hai, Con
Một Đức Chúa Trời đã xuống thế làm người để cứu chuộc ta .
43.
Hỏi: Ngôi Hai xuống thế làm nguời tên gì?
Thưa: Ngôi Hai xuống làm người tên là Giêsu,
nghĩa là Chúa cứu thế.
44.
Hỏi: Vì sao còn gọi Người là Đấng Kitô?
Thưa: Gọi là đấng Kitô vì Người đã được Chúa
Thánh Thần xức dầu để làm Tiên tri giảng dậy sự thật, làm Tư tế thánh hoá nhân
loại và làm Vua cai trị muôn loài.
45.
Hỏi: Ngôi Hai xuống thế làm người cách nào?
Thưa: Ngôi Hai đã đầu thai bởi phép Đức Chúa
Thánh Thần trong lòng Đức Nữ Đồng Trinh Maria là người có xác hồn như ta.
46.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu có mấy bản tính?
Thưa: Đức Chúa Giêsu có hai bản tính : một
là bản tính Đức Chúa Trời, hai là bản tính loài người. Hai bản tính ấy kết hợp
trong một Ngôi duy nhất là Ngôi thứ hai Đức Chúa Trời.
47.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu sinh ra ở đâu?
Thưa: Đức Chúa Giêsu sinh ra ở làng Bêlem
trong xứ Giuđêa.
48.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu sống ở thế gian được bao
nhiêu năm?
Thưa: Người sống ở thế gian chừng ba mươi ba
năm.
49.
Hỏi: Trong thời gian ấy Người làm gì?
Thưa: Người sống ẩn dật ở Nazarét, rồi ba
năm sau hết Người đi rao giảng Nước Trời làm nhiều phép lạ để chứng minh người
là Đấng Đức Chúa Trời sai dến sau cùng chịu chết trên thập giá sống lại và lên
trời.
50.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu sống ở Nazarét thế nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu sống ẩn dật, nghèo khó,
Người cầu nguyện vâng lời và làm việc giúp đỡ Đức Mẹ và Thánh Giuse.
51.
Hỏi: Khi đi giảng đạo Đức Chúa Giêsu đã dạy
những gì?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã loan báo tin mừng về
nước Đức Chúa Trời người cũng dạy cho ta biết Đức Chúa Trời là Cha nhân từ là
anh em với nhau.
52.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu có dạy về chính mình
không?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã dạy ta biết Người là
Con Đức Chúa Trời, cũng là Đức Chúa Trời thật và là Đấng Cứu Thế loài người đợi
trông.
53.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã làm phép lạ nào?
Thưa: Người đã làm rất nhiều phép lạ như:
Biến nước thành rượu, hoá bánh ra nhiều, xua đuổi ma quỷ, chữa các bệnh tật,
cho kẻ chết sống lại, nhất là chính Người sau khi chết đã tự mình sống lại.
BÀI THỨ VI:
NGÔI HAI CỨU CHUỘC
54.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu làm gì để cứu chuộc ta?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã tự hiến đời mình
chịu đau khổ, chịu chết trên thập giá và sống lại để cứu chuộc ta.
55.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã tự hiến đời mình như
thế nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu hằng vâng phục thánh ý
Đức Chúa Cha trong mọi sự cho đến chết và chết trên thập giá.
56.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã chịu đau khổ thế nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã chịu nhiều đau khổ
nơi thân xác và trong tâm hồn.
57.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã chịu những đau khổ
nào trong thân xác?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã sống vất vả khó
nhọc, rồi trong cuộc khổ nạn Người phó mình chịu đánh đòn, đội mũ gai, vác thập
giá, chịu đóng đinh và chết giữa hai tên trộm cướp.
58.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã chịu những đau khổ
nào trong tâm hồn?
Thưa: Trong khi ra giảng đạo, Đức Chúa Giêsu
thường bị hiểu lầm, chống đối, rồi sau hết Người bị Giuđa phản bội, các môn đệ
chối bỏ, dân chúng phỉ báng chê cười và chính Người cũng cảm thấy như bị Đức
Chúa Cha ruồng bỏ.
59.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu chịu chết ở đâu, vào lúc
nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên thập
giá, ngoài thành Giêlusalem đời quan Phongxiô Philatô, vào ngày thứ sáu, áp lễ
Vượt qua.
60.
Hỏi: Xác Đức Chúa Giêsu được mai táng ở đâu?
Thưa: Xác Đức Chúa Giêsu được môn đệ hạ
xuống khỏi thập giá và đem mai táng trong huyệt đá mới.
61.
Hỏi: Còn linh hồn Đức Chúa Giêsu đi đâu?
Thưa: Linh hồn Đức Chúa Giêsu xuống ngục tổ
tông đem các thánh lên Thiên Đàng, vì từ khi Adong phạm tội thì chẳng ai được
lên đó.
62.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu có sống lại không?
Thưa: Đức Chúa Giêsu chết chưa đủ ba ngày
thì đã sống lại như Người đã báo trước.
63.
Hỏi: Vì ý nào Đức Chúa Giêsu sống lại?
Thưa: Đức Chúa Giêsu sống lại để chứng tỏ
Người là Đức Chúa Trời thật đã chiến thắng tội lỗi và sự chết và để chúng ta
cùng được sống lại với Người.
64.
Hỏi: Sau khi sống lại Đức Chúa Giêsu làm gì?
Thưa: Sau khi sống lại Đức Chúa Giêsu còn ở
lại thế gian bốn mươi ngày, dạy dỗ, an ủi các môn đệ, sai các Ngài đi rao giảng
Tin Mừng khắp nơi, rồi Người lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha.
65.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu lên Trời có bỏ các môn
đệ lại mồ côi không?
Thưa: Không, vì Người đã hứa ở cùng các môn
đệ mọi ngày cho đến tận thế và đã sai Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, để soi
sáng và thêm sức cho các Ngài.
66.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu còn đến thế gian nữa
không?
Thưa: Ngày tận thế Đức Chúa Giêsu lại ngự
đến uy nghi, sáng láng mà phán xét chung cả loài người.
BÀI THỨ VII:
ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN
67.
Hỏi: Đức Chúa Thánh Thần là đấng nào?
Thưa: Đức Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba,
bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính và một quyền năng như
hai Ngôi cực trọng ấy.
68.
Hỏi: Đức Chúa Thánh Thần có hiện ra cho
người ta thấy khi nào không?
Thưa: Đức Chúa Thánh Thần đã hiện ra trong
hai dịp quan trọng này: một là khi Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tội ở sông
Giođan, hai là trong ngày lễ Ngũ tuần khi các Thánh Tông đồ đang họp nhau cầu
nguyện cùng với Đức Mẹ Maria.
69.
Hỏi: Đức Chúa Thánh Thần đã ban ơn gì cho
các Thánh Tông đồ?
Thưa: Đức Chúa Thánh Thần đã ban ơn soi sáng
trí khôn, thêm sức mạnh và thánh hoá các Tông đồ để các Ngài đi rao giảng Phúc
âm và làm chứng về Chúa Kitô.
70.
Hỏi: Đức Chúa Thánh Thần làm gì trong Hội
thánh?
Thưa: Đức Chúa Thánh Thần hằng gìn giữ,
hướng dẫn, thánh hoá và canh tân Hội thánh ở thế gian này.
71.
Hỏi: Đức Chúa Thánh Thần làm gì cho chúng
ta?
Thưa: Đức Chúa Thánh Thần ngự trong những
người có ơn thánh hoá, làm cho ta trở nên con cái Chúa và ban ơn cần thiết,
giúp chúng ta sống xứng đáng làm môn đệ Chúa Kitô.
72.
Hỏi: Ta phải làm gì đối với Đức Chúa Thánh
Thần.
Thưa: Ta phải tin kính, thờ phượng, cầu xin
Đức Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng cùng tôn trọng hồn xác ta là
đền thờ của Người.
BÀI THỨ VIII:
HỘI THÁNH CHÚA KITÔ
A . Tổ chức và sinh hoạt
của hội thánh.
73.
Hỏi: Sau khi Đức Chúa Giêsu về trời, ai tiếp
tục công việc của Người ở trần gian?
Thưa: Sau khi Đức Chúa Giêsu về trời, thì
Hội thánh do người sáng lập, tiếp tục công việc cứu chuộc nhân loại cho tới
ngày tận thế.
74.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã lập Hội thánh thế
nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng nước
Đức Chúa Trời, qui tụ các kẻ tin theo Người và chọn riêng 12 tông đồ, đặt Phêrô
thay mặt Người làm đầu Hội thánh ở trần gian. Chúa Giêsu nói với Phêrô rằng:
“Con là Đá và trên Đá này Ta sẽ xây Hội thánh Ta và quyền lực hoả ngục sẽ không
lấn át nổi. Ta sẽ trao cho con chìa khoá nước Trời. Con cần buộc điều gì dưới
đất, thì trên trời cũng sẽ cầm buộc, con tháo cởi điều gì dưới đất thì trên
trời cũng tháo cởi.”
75.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu trao cho Hội thánh những
nhiệm vụ nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã trao cho Hội thánh
ba nhiệm vụ này là: giảng dạy, thánh hoá và cai quản các linh hồn.
76.
Hỏi: Hội thánh căn cứ vào đâu mà giảng dạy
chúng ta?
Thưa: Hội thánh căn cứ vào Thánh Kinh và
Thánh Truyền mà giảng dạy chúng ta.
77.
Hỏi: Khi giảng dạy, Hội thánh có thể sai lầm
không?
Thưa: Khi giảng dạy về Đức tin và luân lý,
thì Hội thánh không thể sai lầm được, vì có Đức Chúa Thánh Thần hằng soi sáng
chỉ dẫn.
78.
Hỏi: Những ai được ơn không thể sai lầm?
Thưa:
– Một là Đức Giáo Hoàng khi lấy quyền Thánh
Phêrô phán định điều gì về Đức tin hay luân lý mà buộc toàn thể Hội thánh phải
tin và phải giữ.
– Hai là các giám mục khi hội Công đồng
chung hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, hoặc rải rác khắp nơi mà cùng dạy tín hữu
điều gì phải tin hay phải giữ.
– Ba là toàn thể Hội thánh khi đồng lòng
công nhận điều gì về đức Tin hay luân lý, thì không thể sai lầm.
79.
Hỏi: Hội thánh Công giáo gồm những ai?
Thưa: Hội thánh Công giáo gồm các tín hữu ở
khắp thế gian, dưới quyền cai quản của Đức Giáo Hoàng và các Giám mục hợp nhất
với Ngài.
80.
Hỏi: Đức Giáo Hoàng là ai?
Thưa: Đức Giáo Hoàng là Đấng kế vị Thánh
Phêrô và thay mặt Đức Chúa Giêsu làm đầu Hội thánh ở trần gian.
81.
Hỏi: Các Đức Giám mục là ai?
Thưa: Các Đức Giám mục là những Đấng kế vị
các Tông đồ theo ý Chúa Kitô để cai quản giáo phận, và cùng với Đức Giáo Hoàng
phục vụ Hội thánh trên khắp hoàn cầu.
82.
Hỏi: Các Đức Giám mục có được ai giúp đỡ
trong công việc cai quản các tín hữu giáo phận mình không?
Thưa: Có các Linh mục là những vị đã được
Đức Giám mục phong chức, và bổ nhiệm để săn sóc các linh hồn.
83.
Hỏi: Tín hữu là ai?
Thưa: Tín hữu là những người đã lãnh Bí tích
Rửa tội ở khắp thế gian, hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, làm thành dân Thiên
Chúa.
84.
Hỏi: Người tín hữu có nhiệm vụ những nhiệm
vụ gì đối với Hội thánh?
Thưa: Người tín hữu phải yêu mến, vâng lời
bênh vực Hội thánh, nhất là cộng tác với hàng Giáo phẩm trong việc xây dựng Hội
thánh và truyền bá đức tin.
85.
Hỏi: Hội thánh với quốc gia phân biệt thế
nào?
Thưa: Hội thánh thì chuyên lo những việc
thuộc phạm vi tôn giáo, còn quốc gia thì chuyên lo những việc thuộc phạm vi
trần thế, nhưng cả hai cần phải hợp tác với nhau để mưu ích chung cho con
người.
B .Mầu nhiệm Hội Thánh.
86.
Hỏi: Vì sao gọi Hội thánh là một mầu nhiệm?
Thưa: Gọi Hội thánh là một mầu nhiệm vì cùng
với tổ chức hữu hình, Hội thánh còn có một sức sống siêu nhiên bắt nguồn từ
Chúa Ba Ngôi, chuyển thông cho mọi người tín hữu.
87.
Hỏi: Mầu nhiệm Hội thánh được diễn tả trong
Kinh thánh thế nào?
Thưa: Kinh thánh đã diễn tả Hội thánh bằng
nhiều hình ảnh và danh hiệu, như là dân Thiên Chúa, Nước Trời, Hiền thê và
Nhiệm thể Chúa Kitô.
88.
Hỏi: Tại sao gọi Hội thánh là Dân Thiên
Chúa?
Thưa: Gọi Hội thánh là Dân Thiên Chúa vì
cũng như xưa Chúa chọn dân Do Thái và lập ra thành dân riêng người đẻ gìn giữ
lời hứa cứu thế, thì Hội thánh cũng được Chúa chọn để thay thế dân Do thái,
tiếp tục công việc truyền bá ơn cứu chuộc giữa thế gian. Thánh Phêrô nói : “Anh
em là giòng gống được tuyển chọn…Một Dân tộc Thánh, một dân tộc mà Chúa đã tự
chọn lấy để anh em rao truyền những sự hoàn hảo của đấng đã gọi anh em từ bóng
tối vào ánh sáng huyền diệu của Người, ngày xưa anh em không phải là một dân,
nhưng ngày nay anh em là Dân Thiên Chúa”. (1Pr 2,9-10)
89.
Hỏi: Tại sao gọi Hội thánh là Nước Trời?
Thưa: Gọi Hội thánh là Nước Trời, vì Hội
thánh cũng có phẩm trật và luật lệ tương tự như một nước trần gian nhưng không
có bờ cõi lãnh thổ, trái lại tràn làn tới mọi tâm tâm hồn làm nên một nước đặc
biệt, bắt đầu ở dưới thế để hoàn tất ở trên trời.
90.
Hỏi: Tại sao gọi Hội thánh là Hiền thê của
Chúa Kitô?
Thưa: Gọi Hội thánh là Hiền thê của Chúa
Kitô vì cũng như vợ chồng thương yêu, kết hợp với nhau trong cuộc sống, thì Hội
thánh cũng đã được Chúa Kitô thương yêu và kén chọn để kết hợp mật thiết với
Người. Thánh Phaolô đã nói: “Chồng làm đầu vợ như Chúa Kitô là đầu Hội
thánh…Hỡi kẻ làm chồng, hãy thương yêu vợ mình như Chúa Kitô thương yêu Hội
thánh và phó thác thân xác mình cho Hội thánh…Không ai ghét thân xác mình, trái
lại nuôi dưỡng và săn sóc; đó chính là điều Chúa Kitô làm cho Hội thánh vậy.”
(Eph 5,23-25.29)
91.
Hỏi: Tại sao gọi Hội thánh là Nhiệm thể Chúa
Kitô?
Thưa: Gọi Hội thánh là Nhiệm thể Chúa Kitô
vì cũng như đầu và thân thể nối kết và chuyển thông sự sống cho nhau thế nào,
thì Chúa Kitô và Hội thánh cũng liên kết mật thiết với nhau như vậy. Thánh
Phaolô nói: “Đức Chúa trời đã đặt Chúa Kitô trên tất cả mọi loài, làm đầu Hội
thánh, Hội thánh ấy là thân thể Người, là sự sung mãn của Đấng hoàn tất mọi sự
trong mọi người.” (Eph 1,22-23)
92.
Hỏi: Ta biết Hội thánh chân chính nhờ những
dấu nào?
Thưa: Ta biết được Hội thánh chân chính nhờ
bốn dấu này:
– Một là hợp nhất.
– Hai là thánh thiện.
– Ba là phổ biến.
– Bốn là Tông truyền.
93.
Hỏi: Vì sao ta biết được Hội thánh hiệp
nhất?
Thưa: Vì tất cả các tín hữu đồng tâm nhất
trí cũng tin như nhau, cũng lãnh các Bí tích như nhau, cầu nguyện chung với
nhau và tuân phục một vị Thủ lãnh đại diện Chúa Kitô.
94.
Hỏi: Vì sao ta biết được Hội thánh là thánh
thiện?
Thưa:
– Một là vì Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Hội
thánh là nguồn mạch sự thánh.
– Hai là giáo lý Người dạy và các Bí tích
Người lập đều là sự thánh.
– Ba là vì những hoa trái thánh thiện hằng
phát sinh trong Hội thánh Người.
95.
Hỏi: Vì sao Hội thánh có tính cách phổ biến?
Thưa: Vì Hội thánh có sứ mệnh và khả năng
qui tụ tất cả mọi dân tộc về cùng Chúa Kitô và thực sự nơi nào, đời nào cũng có
người gia nhập Hội thánh.
96.
Hỏi: Vì sao Hội thánh là Tông truyền?
Thưa: Vì các vị Thủ lãnh trong Hội thánh là
những Đấng kế vị các Tông đồ, và giáo lý Hội thánh dạy là do Tông đồ truyền
lại.
97.
Hỏi: Hội thánh nào có đủ bốn dấu ấy?
Thưa: Chỉ có Hội thánh Công giáo có đủ bốn
dấu ấn ấy mà thôi.
BÀI THỨ IX:
CÁC THÁNH THÔNG CÔNG
98.
Hỏi: Các tín hữu trong Hội thánh có liên lạc
với nhau không?
Thưa: Tất cả các tín hữu còn sống hoặc đã
qua đời mà được lên Thiên Đàng hay còn trong luyện ngục, đều liên lạc mật thiết
với nhau. Đó là tín điều các thánh thông công.
99.
Hỏi: Các tín hữu còn sống thông công với các
thánh trên trời thế nào?
Thưa: Các tín hữu tôn kính, cầu xin các
Thánh cầu bầu cho các tín hữu trước mặt Đức Chúa Trời.
100.
Hỏi: Các tín hữu còn sống thông công với các
linh hồn trong luyện ngục thế nào?
Thưa: Các tín hữu dâng việc lành phúc đức
cầu cho các linh hồn và các linh hồn câu bầu cùng Chúa cho ta.
101.
Hỏi: Các tín hữu còn sống thông công như thế
nào?
Thưa: Các tín hữu thông công với nhau vì lời
cầu nguyện và đời sống thánh thiện của mỗi người đều có ảnh hưởng đến những
người khác.
102.
Hỏi: Tại sao các Thánh thông công cùng nhau?
Thưa: Vì Chúa đã kết hợp các tín hữu thành
một nhiệm thể, mà Người là Đầu, nên mọi tín đồ có ơn Thánh hoá, dù sống hay đã
chết, đều được hưởng một tình yêu và một sự sống thiêng liêng do chính Người
ban cho.
BÀI THỨ X:
ĐỨC BÀ MARIA
103.
Hỏi: Đức Bà Maria là ai?
Thưa: Đức Bà Maria là Mẹ đã sinh ra Chúa
Giêsu và cộng tác với Người trong công việc cứu thế.
104.
Hỏi: Đức Chúa Trời đã ban cho Đức Bà Maria
những đặc ân nào?
Thưa: Đức Chúa Trời đã ban cho Người những
đặc ân này:
– Một là được làm Mẹ Đức Chúa Trời.
– Hai là được ơn vô nhiễm nguyên tội.
– Ba là được đồng trinh trọn đời.
– Bốn là được lên trời cả hồn và xác.
105.
Hỏi: Vì sao Đức Bà Maria là Mẹ Đức Chúa
Trời?
Thưa: Vì Đức Bà Maria đã sinh Đấng Cứu Thế
là Ngôi Hai Đức Chúa Trời mặc lấy tính loài người, nên Đức Bà là Mẹ Đức Chúa
Trời.
106.
Hỏi: Vô nhiễm nguyên tội nghĩa là gì?
Thưa: Nghĩa là ngay khi được thụ thai trong
lòng Mẹ, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, Đức Bà Maria đã đầy ân sủng nên không mắc
tội tổ truyền.
107.
Hỏi: Đồng trinh trọn đời nghĩa là gì?
Thưa: Nghĩa là khi thu thai bởi phép Đức
Chúa Thánh Thần, và sinh ra Đức Chúa Giêsu thì Đức Bà Maria còn đồng trinh và
vẫn còn đồng trinh cho đến chết.
108.
Hỏi: Chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần
nghĩa là làm sao?
Thưa: Nghĩa là Đức Chúa Thánh Thần lấy quyền
phép mình mà dựng nên một bào thai trong lòng Đức Mẹ và Ngôi Hai hợp cùng bào
thai ấy mà làm người như ta.
109.
Hỏi: Vì sao Đức Bà Maria lại kết bạn với
Thánh Giuse?
Thưa: Đức Bà Maria kết bạn với Thánh Giuse
vì Thánh ý Chúa muốn cho Đức Bà và Chúa Giêsu có người bảo vệ dưỡng nuôi, và để
nêu gương gia đình thánh thiện cho chúng ta.
110.
Hỏi: Đức Bà Maria cộng tác với Chúa Giêsu
trong công việc cứu thế cách nào?
Thưa: Đức Bà sinh ra và nuôi dưỡng Chúa Cứu
Thế, cùng thông phần đau khổ với Người nhất là trong cuộc tử nạn.
111.
Hỏi: Đức Bà Maria được Chúa thưởng công thế
nào?
Thưa: Khi mãn cuộc đời dưới thế, Đức Bà
Maria đã được Chúa đưa hồn xác về trời và đặt làm Nữ Vương trên trời dưới đất.
112.
Hỏi: Đức Bà Maria có phải là Mẹ chúng ta
không?
Thưa: Phải, vì Đức Bà Maria là mẹ Chúa Giêsu
là đầu nhiệm thể, mà chúng ta là chi thể, nên Người là Mẹ Hội thánh thì cũng là
Mẹ chúng ta. Vả lại, trên Thánh giá chính Chúa Giêsu đã trối Đức Mẹ cho Thánh
Gioan thay mặt loài người mà rằng: “Này là Mẹ con.”
113.
Hỏi: Chúng ta có bổn phận nào đối với Đức
Mẹ?
Thưa: Ta phải đặc biệt tôn kính mến yêu, cầu
xin và trông cậy Đức Mẹ, nhất là bắt chước các nhân đức của Người.
BÀI THỨ XI:
TỨ CHUNG
114.
Hỏi: Tại sao ta không sống mãi ở đời này?
Thưa: Vì tổ tông đã phạm tội nên mọi người
đều phải chết, như lời Thánh Phaolô dạy rằng: “Bởi một người mà tội đã nhập vào
thế gian, vì bởi tội thì phải có sự chết.” (Rm 5,12).
115.
Hỏi: Chết là gì?
Thưa: Chết là linh hồn lìa ra khỏi xác.
116.
Hỏi: Linh hồn ta có hư nát không?
Thưa: Không, vì linh hồn có tính thiêng
liêng nên không hư nát được.
117.
Hỏi: Vậy sau khi chết số phận linh hồn ra
sao?
Thưa: Linh hồn được Chúa Giêsu phán xét về
mọi tư tưởng, lời nói, việc làm và những việc thiện phải làm ma đã bỏ qua.
118.
Hỏi: Phán xét rồi linh hồn đi đâu?
Thưa: Phán xét rồi, linh hồn lên Thiên đàng
hoặc xuống hoả ngục, hay vào luyện ngục, tuỳ theo việc lành dữ đã làm khi còn
sống.
119.
Hỏi: Những ai được lên Thiên đàng?
Thưa: Những người chết khi có ơn nghĩa cùng
Chúa và đã đền tội đủ, thì được lên Thiên đàng.
120.
Hỏi: Thiên đàng là gì?
Thưa: Là nơi Thiên Thần và các Thánh được
hưởng hạnh phúc đời đời, vì được thấy Chúa nhãn tiền và được kết hợp với Người
trong tình yêu vô tận.
121.
Hỏi: Những ai phải xuống hoả ngục?
Thưa: Những kẻ dữ, nghĩa là những người chết
đang khi mắc tội trọng, không có ơn nghĩa cùng Chúa, thì phải xuống hoả ngục.
122.
Hỏi: Hoả ngục là gì?
Thưa: Là nơi Đức Chúa Trời phạt ma quỷ và kẻ
dữ, mà hình phạt nặng nhất là không được hưởng mặt Chúa, và phải xa cách Người
đời đời.
123.
Hỏi: Những ai phải vào luyện ngục?
Thưa: Những người khi có ơn nghĩa cùng Chúa,
nhưng còn mắc tội nhẹ hay chưa đền hết hình phạt bởi tội, thì phải vào luyện
ngục mà đền cho hết mới được lên Thiên đàng.
124.
Hỏi: Ta có thể cứu giúp các linh hồn nơi
luyện ngục bằng cách nào?
Thưa: Ta có thể dâng việc lành phúc đức như
đọc kinh, lần hột, ăn chay hãm mình, bố thí, nhường ân xá, nhất là dự lễ và xin
lễ cầu cho các linh hồn ấy.
125.
Hỏi: Xác ta có thể hư nát đời đời không?
Thưa: Không, đến ngày tận thế, xác ta hiệp
với linh hồn mà sống lại chịu phán xét chung.
126.
Hỏi: Phán xét chung rồi số phận mỗi người ra
sao?
Thưa: Phán xét chung rồi, kẻ dữ phải sa hoả
ngục cả hồn cả xác, mà chịu khổ hình mãi mãi, còn người lành được lên Thiên
đàng cả hồn cả xác mà hưởng hạnh phúc đời đời.
127.
Hỏi: Kinh nào tóm lại những điều phải tin?
Thưa: Kinh tin kính: Tôi tin kính Đức Chúa
Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu là
Con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà
người xuống thai sinh bởi Bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô
Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ
tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa
Cha phép tắc vô cùng, ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội thánh hằng có ở khắp thế này,
các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau
sống lại. Tôi tin hằng sống vật. Amen.
PHẦN BÍ TÍCH
BÀI THỨ I:
ƠN CHÚA
128.
Hỏi: Bởi sức tự nhiên ta có thể sống đẹp
lòng Chúa được không?
Thưa: Nếu không có ơn Chúa giúp thì chẳng
được, như lời Chúa Giêsu phán rằng: “Không có Thầy chúng con
không thể làm gì được”(Ga 15,5)
129.
Hỏi: Ơn Chúa là gì?
Thưa: Là sự sống và sức mạnh siêu nhiên Đức
Chúa Trời ban vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, cho ta được hạnh phúc đời đời.
130.
Hỏi: Có mấy thứ ơn Chúa?
Thưa: Có hai thứ :
– Một là ơn Thánh hoá.
– Hai là ơn trợ giúp.
131.
Hỏi: Ơn thánh hoá là gì?
Thưa: Ơn thánh hoá là sự sống của Chúa Ba
Ngôi thông ban cho ta làm cho ta giống Chúa Kitô nên con hiếu thảo và đáng được
hưởng gia nghiệp với người trên trời.
132.
Hỏi: Đức Chúa Trời thường dùng phương thế
nào để ban ơn thánh hoá cho ta?
Thưa: Đức Chúa Trời thường dùng Bí tích Rửa
tội để ban ơn thánh hoá cho ta.
133.
Hỏi: Khi nào ta mất ơn thánh hoá?
Thưa: Khi ta phạm tội trọng thì mất ơn thánh
hoá.
134.
Hỏi: Ta phải làm gì để được ơn thánh hoá?
Thưa: Ta phải lãnh Bí tích giải tội hay ăn
năn tội cách trọn khi không thể lãnh Bí tích ấy.
135.
Hỏi: Ơn trợ giúp là gì?
Thưa: Ơn trợ giúp là sức mạnh Chúa ban, giúp
ta làm lành lánh dữ, để tăng thêm ơn thánh hoá, và khi ta mắc tội, thì giúp ta
ăn năn trở lại.
136.
Hỏi: Chúa thường ban ơn trợ giúp cho ta khi
nào?
Thưa: Chúa thường ban ơn trợ giúp cho ta khi
ta cầu nguyện, làm việc lành và lãnh các Bí tích.
137.
Hỏi: Ta phải đón nhận ơn Chúa cách nào?
Thưa: Ta phải mau mắn đón nhận Chúa và hết
lòng cộng tác chứ đừng từ chối ơn Người.
BÀI THỨ II:
BÍ TÍCH
138.
Hỏi: Bí tích là gì?
Thưa: Bí tích là dấu bên ngoài Đức Chúa
Giêsu đã lập để chỉ ý nghĩa và chuyển thông ơn bên trong cho ta được nên thánh.
139.
Hỏi: Vì ý nào Đức Chúa Giêsu đã lập các Bí
tích?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã lập các Bí tích để
tiếp tục công việc cứu rỗi loài người, xây dựng Hội Thánh và thờ phượng Đức
Chúa Trời.
140.
Hỏi: Trong các Bí Tích Đức Chúa Giêsu tiếp
tục công việc cứu rỗi như thế nào?
Thưa: Trong các Bí Tích, khi Hội thánh cử
hành nghi lễ, thì chính Chúa Giêsu hành động mà ban ơn cứu chuộc chúng ta.
141.
Hỏi: Các Bí tích xây dựng Hội thánh thế nào?
Thưa: Các Bí tích xây dựng Hội thánh bằng
cách quy tụ loài người vào Hội thánh, và cho tham dự vào sự sống Chúa Kitô
trong Hội thánh Người.
142.
Hỏi: Trong các Bí tích chúng ta thờ phượng
Đức Chúa Trời thế nào?
Thưa: Trong các Bí tích chúng ta dùng những
cử chỉ và kinh nguyện để tỏ lòng tin cậy, kính mến, ngợi khen và cảm tạ Đức
Chúa Trời.
143.
Hỏi: Vì sao các Bí tích thường gọi là Bí
tích đức tin?
Thưa: Vì khi lãnh các Bí tích thì ta phải có
lòng tin, và nhờ các Bí tích, đức tin của ta càng được thêm mạnh mẽ và vững
chắc hơn.
144.
Hỏi: Có mấy Bí tích?
Thưa: Có bảy Bí tích:
– Một là Bí tích Rửa tội.
– Hai là Bí tích Thêm sức.
– Ba là Bí tích Thánh thể.
– Bốn là Bí tích Giải tội.
– Năm là Bí tích Xức dầu bệnh nhân.
– Sáu là Bí tích Truyền chức Thánh.
– Bảy là Bí tích Hôn phối.
145.
Hỏi: Những Bí tích nào chịu được một lần mà
thôi?
Thưa: Có ba Bí tích này:
– Một là Bí tích Rửa tội.
– Hai là Bí tích Thêm sức
– Ba là Bí tích Truyền chức Thánh
Vì ba Bí tích ấy in vào linh hồn một dấu
thiêng liêng chẳng hề mất được.
146.
Hỏi: Trong bảy Bí tích, có Bí tích nào trọng
hơn không?
Thưa: Có Bí tích Thánh thể trọng hơn, vì Bí
tích này ban cho ta chính Đức Chúa Giêsu là nguồn mọi ơn phúc.
147.
Hỏi: Những Bí tích nào ban ơn thánh hoá cho ta?
Thưa: Có bí tích Rửa tội và Bí tích Giải
tội, còn năm Bí tích kia chỉ thêm ơn thánh hoá mà thôi, cho nên ai sạch tội
trọng mới được lãnh nhận năm Bí tích ấy.
148.
Hỏi: Phải làm thế nào để xứng đáng lãnh nhận
Bí tích?
Thưa: Phải có lòng tin, có ý ngay lành, thành
thật ước muốn và giữ sự trang nghiêm đứng đắn.
BÀI THỨ III:
BÍ TÍCH RỬA TỘI
Các con hãy đi giảng dạy
muôn dân làm phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. (Mt 28,19).
149.
Hỏi: Bí tích Rửa tội là gì?
Thưa: Là Bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập để sinh
ta lại làm con Đức Chúa Trời và con Hội thánh.
150.
Hỏi: Vì sao Bí tích Rửa tội sinh ta lại làm
con Đức Chúa Trời và con Hội thánh?
Thưa: Vì Bí tích Rửa tội xoá tội Tổ tông và
các tội ta phạm, tha mọi hình phạt do tội gây ra, ban ơn thánh hoá và làm cho
ta nên chi thể mầu nhiệm Chúa Kitô.
151.
Hỏi: Bí tích Rửa tội có cần cho được ơn cứu
độ không?
Thưa: Bí tích Rửa tội rấ cần cho được ơn cứu
độ, vì Đức Giêsu đã phán: “Ai không sinh lại bởi nước và Thánh Thần, thì chẳng
đựơc vào nước Đức Chúa Trời”.
152.
Hỏi: Vậy thì những người không lãnh nhận Bí
tích Rửa tội có thể được ơn cứu độ không?
Thưa: Những người không lãnh nhận Bí tích
Rửa tội nhưng có thể nhờ lòng nhân từ Chúa được cứu độ là những người này:
– Một là người ao ước được làm con Chúa mà
không thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội được.
– Hai là những người chịu chết vì đạo.
– Ba là những người chưa được biết Phúc âm
và Hội thánh Chúa nhưng vẫn theo lương tâm ăn ở ngay lành.
153.
Hỏi: Những ai được ban Bí tích Rửa tội?
Thưa: Lúc bình thường thì linh mục và Phó tế
được ban Bí tích ấy, nhưng khi khẩn cấp thì mọi người đều có quyền và có bổn
phận Rửa tội, miễn là làm theo cách thức và ý Hội thánh.
154.
Hỏi: Nghi lễ cốt yếu của Bí tích Rửa tội là
nghi lễ nào?
Thưa: Là lấy nước lã đổ lên đầu kẻ lãnh Bí
tích Rửa tôi, vừa đổ vừa đọc rằng “Tên thánh”, Tôi rửa em nhân danh Cha và Con
và Thánh Thần. (Có thể dùng cách xưng hô tuỳ trường hợp. Nước lã là nước mưa,
nước sông, nước giếng, nước hồ, nước biển)
155.
Hỏi: Ngoài nghi lễ cốt yếu, còn những nghi
lễ nào nữa không?
Thưa: Còn nhiều nghi lễ khác như:
– Làm phép nước.
– Từ bỏ tà thần.
– Xức dầu dự tòng.
– Tuyên xưng đức tin
– Mặc áo trắng và trao nến sáng.
156.
Hỏi: Người có tuổi khôn muốn được rửa tội
gia nhập đạo Chúa thì phải làm gì?
Thưa: Phải làm ba việc này:
– Một là học biết giáo lý Phúc âm
– Hai là cải thiện đời sống.
– Ba là tham dự nghi thức gia nhập Kitô
giáo.
157.
Hỏi: Kẻ lãnh Bí tích Rửa tội thề hứa những
gì?
Thưa: Kẻ lãnh Bí tích Rửa tội thề hứa từ bỏ
ma quỷ, xa lánh tội lỗi và tin theo Chúa Kitô cùng giữ lề luật Người.
158.
Hỏi: Khi Rửa tội có cần người đỡ đầu không?
Thưa: Khi Rửa tội, thường phải có người đỡ
đầu làm cha mẹ thiêng liêng để nêu gương sáng và dìu dắt kẻ mình đỡ đầu sống
xứng đáng người Công giáo.
159.
Hỏi: Ngay sau khi Rửa tội, người đã đến tuổi
khôn thường lãnh nhận những Bí tích nào?
Thưa: Ngay sau khi Rửa tội, người đã đến
tuổi khôn thường lãnh nhận Bí tích Thêm sức và Thánh thể nên Bí tích ấy được
gọi là Bí tích nhập đạo.
160.
Hỏi: Nên cử hành Bí tích Rửa tội vào lúc
nào?
Thưa: Nên cử hành Bí tích Rửa tội vào đêm
vọng Phục sinh hoặc các ngày Chúa nhật để biểu lộ mối liên quan mật thiết giữa
Bí tích Rửa tội và mầu nhiệm Phục sinh.
BÀI THỨ IV:
BÍ TÍCH THÊM SỨC
Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ
ban cho sẽ ban cho các con một Đấng Phù trợ khác, để Ngài ở với các con luôn
mãi. Người là Thần chân lý mà thế gian không thể đón nhận… Còn các con biết
Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. (Ga 14,16-17)
161.
Hỏi: Bí tích Thêm sức là gì?
Thưa: Là Bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập, cho
ta nhân lãnh dồi dào của Chúa Thánh Thần để trở nên nhân chứng trung thành của Chúa
Kitô trong đời sống tích cực xây dựng Hội thánh Người.
162.
Hỏi: Những ai có quyền ban Bí tích Thêm sức?
Thưa: Chỉ có các Giám mục và những Linh mục
theo luật chỉ định, mới có quyền ban Bí tích ấy mà thôi.
163.
Hỏi: Khi ban Bí tích Thêm sức thì làm những
nghi lễ nào?
Thưa: Khi ban Bí tích Thêm sức thì vị chủ lễ
làm những nghi lễ này:
– Một là đặt tay lên đầu kẻ lãnh nhận Bí
tích Thêm sức và cầu nguyện cho họ.
– Hai là lấy dầu Thánh ghi hìnhThánh giá lên
trán mà đọc lời ban Bí tích Thêm sức.
– Ba là chúc bình an.
164.
Hỏi: Khi xức dầu Thánh lên trán, vị chủ lễ
đọc những lời nào?
Thưa: Người đọc những lời này: T… Hãy lãnh
nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.
165.
Hỏi: Những ai được lãnh Bí tích Thêm sức?
Thưa: Những người đã được Rửa tội và có đủ
điều kiện thì được lãnh Bí tích Thêm sức.
166.
Hỏi: Những ai muốn lãnh nhận Bí tích Thêm
sức thì phải làm gì?
Thưa: Phải làm ba điều này:
– Một là học biết giáo lý đầy đủ hơn và cách
riêng về Bí tích Thêm sức.
– Hai là phải sạch tội trọng.
– Ba là có lòng ước ao và dọn mình can thận
để lãnh nhận Bí tích này.
167.
Hỏi: Khi lãnh Bí tích Thêm Sức có cần người
đỡ đầu không?
Thưa: Phải có người đỡ đầu nâng đỡ, hướng
dẫn trong việc giữ đạo và hoạt động tông đồ.
168.
Hỏi: Kẻ đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức có
những bổn phận nào?
Thưa: Có những bổn phận này:
– Một là phải can đảm thực hành lời Chúa và
tuyên xưng đức tin.
– Hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh
thần Phúc âm.
– Ba là hăng hái tham gia hoạt động tông đồ
giáo dân.
BÀI THỨ V:
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Ta là bánh hằng sống từ
trời xuống, ai ăn bánh này sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt
Ta, để cho thế gian được sống (Ga 6,51,52)
169.
Hỏi: Bí tích Thánh thể là gì?
Thưa: Là Bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập để
tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá, và để ban Mình Máu Người hiện diện trong
hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn ta.
170.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh thể
khi nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu lập ra Bí tích Thánh
thể trong bữa tiệc ly trước khi Người chịu chết.
171.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu lập Bí tích này thế nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu cầm lấy bánh tạ ơn, bẻ
ra và trao cho các môn đệ mà phán: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình ta,
rồi Người cầm lấy chén rượu nho, tạ ơn và trao cho các môn đệ mà phán: Các con
hãy uống chén này, vì này là Máu ta, Máu của Tân ước sẽ đổ ra cho mọi người để
được ơn tha tội”.
172.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu có ban quyền cho ai được
cử hành Bí tích Thánh thể không?
Thưa: Chúa đã ban quyền ấy cho các Tông đồ
và những ai kế tiếp các Ngài trong chức Linh mục, khi phán rằng: “Các con hãy
làm việc này và nhớ đến ta”.
173.
Hỏi: Khi nào bánh rượu trở nên Mình Thánh,
Máu Thánh Đức Chúa Giêsu?
Thưa: Trong Thánh lễ, khi Linh mục chủ tế
đọc lời truyền phép: “Này là Mình Ta…. Này là Máu Ta” thì bánh trở nên Mình
Thánh Máu Thánh Đức Chúa Giêsu.
174.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh
thể thế nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu ngự thật trong Bí tích
Thánh thể, nghĩa là trong mỗi hình bánh, hình rượu, dù nhỏ mọn cũng có toàn vẹn
Đức Chúa Giêsu.
175.
Hỏi: Ta phải kính thờ Đức Chúa Giêsu trong
Bí tích Thánh Thể thế nào?
Thưa: Ta phải năng kính viếng và tôn thờ
Thánh Thể, giữ sự nghiêm trang đứng đắn trong nhà thờ, nhất là siêng năng tham
dự Thánh lễ và rước lễ.
BÀI THỨ VI:
THÁNH LỄ
176.
Hỏi: Thánh lễ là gì?
Thưa: Là hy tế mà Đức Chúa Giêsu nhờ tay
Linh mục hợp cùng toàn thể dân Chúa, dâng mình cho Đức Chúa Cha như xưa chính
Ngườu đã dâng mình trên Thánh giá.
177.
Hỏi: Tại sao Thánh lễ ngày nay là một lễ như
xưa trên Thánh giá?
Thưa: Thánh lễ ngày nay cũng là một lễ như
xưa trên Thánh giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ, nhưng không
còn đổ máu như xưa.
178.
Hỏi: Hội thánh dâng Thánh lễ vì ý nào?
Thưa: Hội thánh dâng Thánh lễ vì những ý
này:
– Một là để kính nhớ mầu nhiệm Đức Chúa
Giêsu chịu chết và sống lại, cũng trông đợi Người lại đến trong vinh quang.
– Hai là để thờ phượng, tạ ơn Chúa, xin
Người tha thứ tội lỗi và ban cho ta được mọi ơn lành hồn xác.
179.
Hỏi: Ta phải dự Thánh lễ thế nào?
Thưa: Ta phải hợp lòng hợp ý với chủ tế và
cộng đoàn để dâng lễ, giữ các nghi lễ, thưa kinh, hay ca hát chung với nhau, và
rước lễ cho sốt sắng.
180.
Hỏi: Thánh lễ có mấy phần?
Thưa: Thánh lễ có hai phần:
– Phần thứ nhất là phụng vụ Lời Chúa.
– Phần thứ hai là phụng vụ Thánh Thể.
181.
Hỏi: Phụng vụ Lời Chúa lá phần nào?
Thưa: Là phần gồm những lời cầu nguyện, ngợi
khen ta dâng lên Chúa và những lời Chúa dạy ta trong Kinh Thánh cùng bài diễn
giảng, phần này khởi sự từ đầu lễ cho đến hết lời nguyện giáo dân.
182.
Hỏi: Phụng vụ Thánh Thể là phần nào?
Thưa: Là phần Hội thánh dâng lên Đức Chúa
Cha Mình Thánh Máu Thánh Đức Chúa Giêsu làm của tế lễ, để vinh danh Chúa và áp
dụng ơn cứu chuộc cho ta. Phần này bắt đầu từ lúc chuẩn bị lễ vật cho đến hết
lễ.
183.
Hỏi: Phụng vụ Thánh Thể gồm những gì?
Thưa: Phụng vụ Thánh Thể gồm ba việc chính:
– Một là chuẩn bị lễ vật.
– Hai là kinh nguyện Thánh Thể.
– Ba là hiệp lễ hay rước lễ.
184.
Hỏi: Rước lễ thì được những ơn ích nào?
Thưa: Rước lễ thì được những ơn ích này:
– Một làm cho ta được kết hợp mật thiết với
Chúa Giêsu và hợp nhất với nhau.
– Hai là xoá bỏ các tội nhẹ và gia tăng ơn
thánh hoá.
– Ba là thêm sức cho ta chống trả chước cám
dỗ và sửa tính mê nết xấu.
– Bốn là bảo đảm cho ta được sống đời đời.
185.
Hỏi: Muốn rước lễ thì phải làm gì?
Thưa: Muốn rước lễ thì phải sạch tội trọng,
có ý ngay lành và giữ chay một giờ trước khi rước lễ.
186.
Hỏi: Mỗi ngày được rước lễ mấy lần?
Thưa: Thường được rước lễ mỗi ngày một lần,
trừ những trường hợp đặc biệt thì thì được rước lễ thêm một lần nữa.
BÀI THỨ VII:
BÍ TÍCH GIẢI TỘI
Trên trời sẽ vui mừng vì
một người tội lội hối cải hơn là vì chin mươi chín người công chính không cần
hối cải. (Lc15,7)
187.
Hỏi: Bí tích Giải tội là gì?
Thưa: Là Bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập, để
tha tội ta phạm từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội về sau, cùng giao hoà ta với
Chúa và Hội thánh.
188.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã ban quyền tha tôi khi
nào?
Thưa: Sau khi sống lại, Người hiện ra thổi
hơi trên các Tông đồ mà nói: “Các con hãy nhận lấy Đức Chúa Thánh Thần, các con
tha tội cho ai thì người ấy được tha, các con cầm buộc ai thì người ấy bị cầm
buộc.”
189.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu ban ơn gì cho ta trong
Bí tích Giải tội?
Thưa: Đức Chúa Giêsu ban cho ta những ơn
này:
– Một là tha tội để giao hoà ta lại với Chúa
và anh em.
– Hai là ban sức mạnh giúp ta chừa cải tội
lỗi và sống xứng đáng người con cái Chúa.
190.
Hỏi: Những ai có quyền ban Bí tích Giải tội?
Thưa: Các Giám mục và những Linh mục nào
được phép, đều có quyền ban Bí tích Giải tội.
190.
Hỏi: Những ai cần lãnh Bí tích Giải tội?
Thưa: Những tín hữu đã phạm tội trọng thì
cần phải lãnh Bí tích Giải tội nhưng ai chỉ mắc tội nhẹ mà lãnh Bí tích này vì
lòng sốt sắng thì nhiều ích lợi thiêng liêng.
192.
Hỏi: Muốn lãnh nhận Bí tích Giải tội thì làm
những việc nào?
Thưa: Phải làm những việc này:
– Một là xét mình.
– Hai là ăn năn dốc lòng chừa.
– Ba là xưng tội.
– Bốn là đền tội.
193.
Hỏi: Xét mình là gì?
Thưa: Xét mình là nhớ lại từ ngày xưng tội
lần sau hết cho đến bây giờ đã phạm những tội gì, phạm mấy lần và những trường
hợp làm cho tội nặng hơn.
194.
Hỏi: Ăn năn tội là gì?
Thưa: Ăn năn tội là thật lòng thống hối vì
phạm tội mất lòng Chúa và quyết tâm chừa cải không phạm lại nữa.
195.
Hỏi: Có cách nào giúp ta ăn năn tội không?
Thưa: Có ba cách này:
– Một là nhớ đến Đức Chúa Trời là Cha rất
nhân từ hằng yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho ta.
– Hai là nhớ đến Đức Chúa Giêsu đã chịu đau
khổ và chết trên thập giá vì tội lỗi ta.
– Ba là nhớ lại tội làm cho ta mất hạnh phúc
Thiên Đàng và phải phạt ở đời sau, vì Chúa là Đấng Thánh thiện và công bằng vô
cùng.
196.
Hỏi: Xưng tội là gì?
Thưa: Xưng tội là bày tỏ các tội mình ra
cùng Linh mục đại diện Chúa Kitô.
197.
Hỏi: Phải xưng những tội nào?
Thưa: Phải xưng rõ ràng, hết mọi tội trọng,
còn tội nhẹ không buộc phải xưng, nhưng nếu có lòng ăn năn mà xưng ra thì được
thêm nhiều ơn ích.
198.
Hỏi: Kẻ chỉ giấu một tội trọng mà thôi có
được tha các tội khác không?
Thưa: Kẻ ấy không được tha tội nào hết mà
còn mắc thêm tội trọng là phạm sự Thánh, vậy khi xưng tội lần sau, phải xưng
tội phạm sự Thánh này, những tội đã giấu, cùng các tội trọng đã xưng lần trước
và tội trọng mới phạm nữa.
199.
Hỏi: Những tội trọng ta quên có được tha
không?
Thưa: Cũng được tha nhưng khi xưng tội lần
sau, nếu nhớ lại, thì buộc phải xưng những tội ấy.
200.
Hỏi: Đền tội là gì?
Thưa: Đền tội là làm những việc Cha giải tội
dạy làm để tạ lỗi cùng Đức húa Trời, và đền bù những thiệt hại mình đã gây cho
kẻ khác.
201.
Hỏi: Ngoài những việc Cha giải tội dạy làm,
ta còn cách nào đền tội nữa không?
Thưa: Ngoài những việc Cha giải tội dạy làm,
ta còn phải hy sinh hãm mình, làm việc phúc đức và hưởng nhờ ân xá.
202.
Hỏi: Ân xá là gì?
Thưa: Ân xá là ơn Hội Thánh ban, nhờ công
nghiệp Đức Chúa Giêsu, Đức mẹ và Các Thánh, để tha hình phạt tạm ta đáng chịu
vì những tội đã được Chúa tha.
203.
Hỏi: Có mấy thứ ân xá?
Thưa: Có hai thứ ân xá:
– Một là đại xá.
– Hai là tiểu xá
Đại xá là tha hết mọi hình phạt tạm, còn
tiểu xá chỉ tha một phần hình phạt mà thôi.
204.
Hỏi: Muốn hưởng nhờ ơn đại xá phải có những
điều kiện nào?
Thưa: Phải có ba điều kiện này:
– Một là làm những việc mà Hội Thánh có ban
ơn đại xá.
– Hai là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện
theo ý Đức Giáo Hoàng.
– Ba là dứt lòng dính bén với mọi tội lỗi.
CÁCH XƯNG TỘI
205.
Hỏi: Để dọn mình xưng tội, ta nên làm gì?
Thưa: Ta nên cầu xin Đức Chúa Thánh Thần soi
sáng cho ta nhận biết các tội ta phạm, và giúp ta thật lòng ăn năn.
206.
Hỏi: Có cách nào giúp ta để xét mình không?
Thưa: Có hai cách này:
– Một là xét theo mười điều răn Đức Chúa
Trời, sáu điều răn Hội thánh và bảy mối tội đầu.
– Hai là xét theo việc bổn phận đối với
Chúa, với chính mình và với người khác.
207.
Hỏi: Khi vào xưng tội thì phải làm sao?
Thưa: Khi vào xưng tội thì phải làm dấu
thánh giá và nói: Con xưng tội được…(mấy tuần hay mấy tháng). Sau đó, bắt đầu
xưng tội. Xưng tội xong thì nói: Thưa Cha , con đã xưng tội xong. Chú ý :Nên đọc
kinh Ăn Năn Tội trước khi vào toà giải tội.
208.
Hỏi: Khi xưng tội xong thì phải làm gì?
Thưa: Phải chú ý nghe lời cha giải tội
khuyên bảo và chỉ việc đền tội, và khi cha ban phép giải tội thì thưa: Amen.
Sau hết (nếu nghe cha nói: hãy chúc tụng Chúa vì Người nhân lành, thì thưa: Vì
lượng từ bi của Người tồn tại đến muôn đời) khi nghe cha bảo thì ra về và lo
làm việc đền tội.
BÀI THỨ VIII:
BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
Ai trong anh em đau yếu?
Hãy mời Linh mục Hội thánh đến cầu nguyện cho bệnh nhân, đồng thời xức dầu cho
người ấy nhân danh Chúa, và lời cầu nguyện do đức tin sẽ cứu chữa bệnh nhân
bình phục, nếu có mắc tội thì họ sẽ được tha. (Gc 5,14-16)
209.
Hỏi: Bí tích Xức dầu là gì?
Thưa: Là Bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập để
nâng đỡ bệnh nhân về phần hồn và phần xác.
210.
Hỏi: Bí tích Xức dầu nâng đỡ phần hồn của
bệnh nhân như thế nào?
Thưa: Bí tích Xức dầu tẩy sạch dấu vết tội
lỗi, tha các tội quên sót hay những tội vì con bệnh mà xưng chẳng được, lại
thêm sức chống trả chước cám dỗ, chịu đựng đau khổ góp phần vào cuộc khổ nạn
của Chúa Kitô và giúp bệnh nhân dọn mình chết lành.
211.
Hỏi: Bí tích Xức dầu nâng đỡ phần xác như
thế nào?
Thưa: Bí tích Xức dầu làm cho bệnh nhân bớt
đau đớn hoặc khoẻ mạnh lại, nếu có ích cho linh hồn.
212.
Hỏi: Ai có quyền ban Bí tích Xức dầu?
Thưa: Chỉ có Linh mục mới có quyền ban Bí
tích ấy mà thôi.
213.
Hỏi: Linh mục Xức dầu bệnh nhân thế nào?
Thưa: Linh mục lấy dầu thánh, xức lên trán
và hai tay bệnh nhân mà đọc rằng: “Nhờ việc xức dầu thánh này, và nhờ lòng từ
bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng nhiều ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ con, để
Người giải thoát con khỏi mọi tội lỗi cứu chữa con và thương làm cho con thuyên
giảm”. Amen.
214.
Hỏi: Ai cần lãnh Bí tích Xức dầu?
Thưa: Mọi giáo hữu đã đến tuổi khôn, mà thấy
mình đau nặng hoặc người già nua kiệt sức thì cần lãnh Bí tích Xức dầu, không
nên trì hoãn.
215.
Hỏi: Muốn lãnh Bí tích Xức dầu thì cần phải
làm thế nào?
Thưa: Phải sạch tội trọng, nếu không thể
xưng tội được thì phải có lòng ăn năn thống hối.
216.
Hỏi: Khi nào được lãnh Bí tích Xức dầu?
Thưa: Mỗi khi đau nặng hoặc khi trở bệnh và
khi đau yếu mà phải giải phẩu, thì được lãnh Bí tích Xức dầu.
217.
Hỏi: Người coi sóc bệnh nhân phải làm gì?
Thưa: Phải lấy lòng bác ái săn sóc lo lắng
thuốc thang và lấy đức tin an ủi khuyên bảo bệnh nhân vui lòng chịu đau đớn để
thông phần đau khổ với Chúa Giêsu; Khi cơn bệnh trở nên trầm trọng thì báo tin
cho cha sở hay và giúp bệnh nhân dọn mình lãnh các bí tích.
BÀI THỨ IX:
BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
Cha muốn nhắn nhủ con hãy
làm sáng tỏ ân điển Thiên Chúa đã đặt nơi con do việc đặt tay của Cha (2Tm 1,6)
218.
Hỏi: Bí tích Truyền chức thánh là gì?
Thưa: Là Bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập để
thông quyền Linh mục của Người cho những kẻ đã được tuyển chọn, cùng ban ơn cho
họ được sống xứng đáng, và chu toàn chức vụ mình trong việc cứu độ loài người.
219.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu đã thông quyền Linh mục
cho Hội thánh khi nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã thông quyền Linh mục
lúc Người ban quyền tế lễ cho các Tông đồ sau khi lập Bí tích Thánh thể, Người
phán rằng: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”.
220.
Hỏi: Trong Bí tích Truyền chức thánh, Đức
Chúa Giêsu trao cho Linh mục những quyền gì?
Thưa: Đức Chúa Giêsu trao quyền rao giảng
lời Chúa, quyền tế lễ và ban các Bí tích, quyền cai trị để phục vụ dân Chúa.
221.
Hỏi: Ai có quyền ban Bí tích Truyền chức
thánh?
Thưa: Chỉ có Giám mục có quyền ban Bí tích
Truyền chức thánh mà thôi, vì các Ngài đã nhận quyền ấy nơi các Tông đồ.
222.
Hỏi: Ai được lãnh Bí tích Truyền chức thánh?
Thưa: Những người tín hữu có ơn thiên triệu,
có đủ điều kiện theo Giáo luật và được Bề trên lên chức ấy.
223.
Hỏi: Người tín hữu có bổn phận gì đối với
các Linh mục?
Thưa: Người tín hữu có bổn phận cầu nguyện
cho các Linh mục, tôn kính, vâng lời trong các điều hợp lẽ đạo, và cộng tác
trong việc xây dựng nước Chúa, sau hết cũng phải nâng đỡ các Ngài về tinh thần
và vật chất nữa.
BÀI THỨ X:
BÍ TÍCH HÔN PHỐI
Người chồng hãy yêu mến
người vợ mình, cũng như Đức Kitô yêu mến Hội thánh, và đã phó nộp mình Hội
thánh.(Ep 5,23)
224.
Hỏi: Bí tích Hôn phối là gì?
Thưa: Là Bí tích Đức Chúa Giêsu đã lập để
kết hợp hai người tín hữu, một nam một nữ, thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa
và Hội thánh, cùng ban ơn cho họ sống xứng đáng trong chức vụ của mình.
225.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu ban những ơn gì trong Bí
tích Hôn phối?
Thưa: Đức Chúa Giêsu ban nhiều ơn đặc biệt
để thánh hoá đời sống vợ chồng cùng giúp họ chu toàn nghĩa vụ đối với bạn mình
và con cái.
226.
Hỏi: Nghĩa vụ vợ chồng là gì?
Thưa: Nghĩa vụ vợ chồng là phải trung thành
yêu thương nhau, giúp đỡ nhau phần xác phần hồn, sinh sản và giáo dục con cái
theo lề luật Chúa.
227.
Hỏi: Đức Chúa Giêsu dạy ta gì về Bí tích Hôn
phối?
Thưa: Đức Chúa Giêsu dạy phải giữ, một vợ
một chồng, không được ray bỏ nhau và phải sống hoà thuận với nhau cho đến chết,
như Người đã phán: “Điều gì Đức Chúa Trời đã kết hợp thì loài người không được
phân ly.”
228.
Hỏi: Phải có điều kiện nào để thành Bí tích
Hôn phối?
Thưa: Phải có ba điều kiện này:
– Một là không mắc ngăn trở nào.
– Hai là hiểu biết và tự do chấp thuận việc
hôn nhân.
– Ba là nói lên sự ưng thuận kết hôn theo
nghi thức Hội thánh.
229.
Hỏi: Khi sắp kết bạn phải làm gì?
Thưa: Phải cầu nguyện, suy nghĩ, tìm hiểu
nhau và bàn hỏi với người khôn ngoan, đồng thời phải học biết giáo lý, nhất là
về Bí tích Hôn phối, và phải sống đứng đắn trong sạch.
230.
Hỏi: Cha mẹ có quyền ép duyên con cái mình
không?
Thưa: Cha mẹ không có quyền ép duyên, nhưng
có bổn phận giáo dục và chỉ dẫn con cái mình trong việc hôn nhân.
231.
Hỏi: Bậc hôn nhân Công giáo có quan trọng
không?
Thưa: Bậc hôn nhân Công giáo quan trọng ví
hai lẽ này:
– Một là vì tình yêu vợ chồng là hình ảnh
tình yêu của Chúa Giêsu đối với Hội thánh Người.
– Hai là vì đôi bạn cộng tác với Đức Chúa
Trời trong việc thêm số người thờ phượng Chúa đời này và đời sau.
BÀI THỨ XI:
ƠN THIÊN TRIỆU
Lúa chín đầy đồng mà thợ
gặt ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa (Mt 9,37)
232.
Hỏi: Chúa có muốn cho hết mọi người giáo hữu
sống trong bậc vợ chồng không?
Thưa: Chúa không muốn cho hết mọi người sống
trong bậc vợ chồng, vì Chúa còn kêu gọi riêng nhiều người dâng mình phụng sự
Chúa và phụng sự anh em đồng loại.
233.
Hỏi: Ơn Thiên triệu là gì?
Thưa: Ơn Thiên triệu là ý Chúa cho mỗi người
ở một địa vị nào đó, nhưng theo nghĩa thông thường, thì ơn Thiên triệu là tiếng
mầu nhiệm Chúa gọi một số người dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì, hay trong
hàng giáo sĩ.
234.
Hỏi: Có dấu gì cho biết mình có ơn Thiên
triệu không?
Thưa: Có ba dấu này:
– Một là có ý ngay lành.
– Hai là có đủ điều kiện.
– Ba là được bề trên ưng thuận.
235.
Hỏi: Kẻ muốn dâng mình cho Chúa thì phải làm
gì?
Thưa: Phải cầu nguyện, suy nghĩ, xin người
khôn ngoan chỉ dẫn và sẵn sàng đáp lời Chúa gọi.
236.
Hỏi: Kẻ dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì
thường khấn giữ sự gì?
Thưa: Kẻ dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì
thường khấn giữ ba điều này:
– Một là nghèo khó.
– Hai là trong sạch.
– Ba là vâng lời.
237.
Hỏi: Cha mẹ có quyền ngăn cấm hoặc ép buộc
con cái dâng mình cho Chúa không?
Thưa: Cha mẹ không có quyền làm như vậy vì
trái ý Chúa và luật Hội thánh, nhưng khi con cái muốn thật lòng dâng mình cho
Chúa, thì cha mẹ phải nâng đỡ và sẵn lòng vâng theo thánh ý Người.
238.
Hỏi: Bậc vợ chồng và bậc tu trì, bậc nào
trọng hơn?
Thưa: Bậc tu trì trọng hơn vì người tu trì
dâng trọn đời mình để chuyên lo việc Chúa, và phục vụ anh em đồng loại.
BÀI THỨ XII:
PHỤ BÍ TÍCH (CÁC Á BÍ TÍCH)
239.
Hỏi: Phụ Bí tích là gì?
Thưa: Là những dấu bề ngoài Hội thánh lập ra
để nhờ đó tín hữu có lòng siêu nhiên nhận được nhiều ơn Chúa giúp, do lời Hội
thánh cầu xin.
240.
Hỏi: Có mấy loại phụ Bí tích?
Thưa: Có ba loại phụ Bí tích:
– Loại thứ nhất gồm lễ nghi làm phép người
và đồ dùng.
– Loại thứ hai gồm những lễ nghi cung hiến
người và đồ vật dành riêng làm việc thờ phượng.
– Loại thứ ba gồm những lễ nghi trừ khử ma
quỷ.
241.
Hỏi: Hội thánh có ý gì khi lập ra phụ Bí
tích?
Thưa: Hội thánh có ý cho ta hiểu rằng ơn cứu
chuộc có thể khử trừ ảnh hưởng xấu của ma quỷ và làm cho mọi vật nên phương
tiện làm thánh giúp ta kết hợp với Chúa.
242.
Hỏi: Đối với các phụ Bí tích, ta phải có tâm
tình nào?
Thưa: Đối với các phụ Bí tích, ta phải có
lòng tôn kính và tin tưởng, nhưng cần tránh mê tín dị đoan.
BÀI THỨ I:
SỐNG THEO Ý CHÚA
243.
Hỏi: Ta phải làm gì để xứng đáng là con cái
Chúa?
Thưa: Ta phải nhận biết và tuân theo thánh ý
Chúa là Cha của chúng ta, như chính Chúa Giêsu đã làm gương cho ta.
244.
Hỏi: Làm sao ta biết được thánh ý Chúa?
Thưa: Ta biết được thánh ý Chúa bằng bốn
cách này:
– Một là nhờ luật tự nhiên Đức Chúa Trời đã
in trong lương tâm mỗi người.
– Hai là nhờ mười điều răn Đức Chúa Trời đã
truyền cho ông Maisen trên núi Sinai.
– Ba là nhờ lời Chúa dạy trong Kinh Thánh,
nhất là luật Bác ái của Phúc âm.
– Bốn là nhờ lời giáo huấn và những luật lệ
Hội thánh thay mặt Chúa mà dạy dỗ chúng ta.
245.
Hỏi: Lương tâm là gì?
Thưa: Lương tâm là tiếng Chúa nói trong linh
hồn bảo ta làm lành lánh dữ.
246.
Hỏi: Phải làm gì để lương tâm ta khỏi bị lu
mờ?
Thưa: Phải lánh xa tội lỗi, từ bỏ tính hư
nết xấu, tránh mọi ảnh hưởng tai hại xung quanh, và phải học cho biết rõ đạo lý
Đức Chúa Trời.
247.
Hỏi: Mười điều răn Đức Chúa Trời là những
điều nào?
Thưa: Là mười điều này:
– Thứ nhất: thờ phượng một Đức Chúa Trời và
kính mến Người trên hết mọi sự.
– Thứ hai: chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
– Thứ ba: giữ ngày Chúa nhật.
– Thứ bốn: thảo kính cha mẹ.
– Thứ năm: chớ giết người
– Thứ sáu: chớ làm sự dâm dục
– Thứ bảy: chớ lấy của người.
– Thứ tám: chớ làm chứng dối.
– Thứ chín: chớ muốn vợ chồng người
– Thứ mười: chớ tham của người.
Mười điều răn tóm về hai điều này mà chớ:
trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta
vậy .
248.
Hỏi: Đức Chúa Trời đã dạy luật Bác ái như
thế nào?
Thưa: Đức Chúa Giêsu đã dạy luật Bác ái bằng
đời sống và lời giảng dạy trong Phúc âm nhất là trong bài giảng trên núi.
Tám mối phước thật mở đầu bài giảng trên
núi:
– Thứ nhất: ai có lòng khó khăn ấy là phước
thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
– Thứ hai: ai hiền lành ấy là phước thật, vì
chưng sẽ được đất Đức Chúa Trời làm của mình vậy.
– Thứ ba: ai khóc lóc ấy là phúc thật, vì
chưng sẽ được yên ủi .
– Thứ bốn: ai khao khát nhân đức trọn lành
ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.
– Thứ năm: ai thương xót người ấy là phước
thật, vì chưng mình sẽ được thương xót vậy.
– Thứ sáu: ai giữ lòng sạch sẽ ấy là phước
thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.
– Thứ bảy: ai làm cho người hoà thuận ấy là
phước thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.
– Thứ tám: ai chịu khốn nạn vì đạo nguy ấy
là phước thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
BÀI THỨ II:
NHÂN ĐỨC
249.
Hỏi: Ta phải làm gì để theo gương Đức Chúa
Giêsu?
Thưa: Để theo gương Đức Chúa Giêsu, ta phải
tập luyện các nhân đức.
250.
Hỏi: Có mấy thứ nhân đức?
Thưa: Có hai thứ:
– Một là nhân đức tự nhiên
– Hai là nhân đức siêu nhiên.
251.
Hỏi: Nhân đức tự nhiên là gì?
Thưa: Nhân đức tự nhiên là những thói quen
tốt, do sức ta tập được, giúp ta làm lành lánh dữ một cách dễ dàng ngay thẳng,
thật thà, liêm chính.
252.
Hỏi: Nhân đức siêu nhiên là gì?
Thưa: Nhân đức siêu nhiên là những khả năng
Đức Chúa Trời đã phú vào linh hồn ta khi lãnh Bí tích Rửa tội, để ta sống xứng
đáng là con cái Chúa và đáng được phần thưởng muôn đời.
253.
Hỏi: Có mấy thứ nhân đức siêu nhiên?
Thưa: Có hai thứ:
– Một là những nhân đức đối Thần trực tiếp
quy về Đức Chúa Trời.
– Hai là những nhân đức luân lý giúp ta sống
trong xã hội theo tinh thần của Chúa.
254.
Hỏi: Có mấy nhân đức đối thần?
Thưa: Có ba nhân đức đối thần là đức Tin,
đức Cậy, và đức Mến.
255.
Hỏi: Có mấy nhân đức luân lý?
Thưa: Có nhiều nhân đức luân lý, nhưng có
bốn nhân đức căn bản này là: Khôn ngoan, Công bình, Dũng cảm và Tiết độ.
BÀI THỨ III:
NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN
ĐỨC TIN
256.
Hỏi: Đức tin là gì?
Thưa: Đức tin là nhân đức siêu nhiên giúp ta
vững lòng phó thác vào Chúa mà chấp nhận những điều Chúa dạy và nhờ Hội thánh
truyền lại cho ta.
257.
Hỏi: Tại sao ta tin những điều Chúa dạy?
Thưa: Ta tin những điều Chúa dạy vì Người là
Đấng chân thật, không thể sai lầm và lừa dối ai.
258.
Hỏi: Đức tin có cần cho ta được ơn cứu độ
không?
Thưa: Đức tin rất cần cho ta được ơn cứu độ,
như lời Thánh Kinh dạy: “Không có đức tin, thì không đẹp lòng Đức Chúa
Trời.”(Heb. 11,6)
259.
Hỏi: Có những tội nào nghịch cùng đức tin?
Thưa: Có những tội này:
– Một là cố tình hồ nghi hay chẳng tin những
điều Chúa dạy.
– Hai là khi cần mà hổ thẹn không dám tỏ
mình ra người Công giáo.
– Ba là liều mình trong những dịp nguy hiểm
có thể làm mất đức tin.
– Bốn là chối đạo.
260.
Hỏi: Sống theo đức tin là làm sao?
Thưa: Sống theo đức tin là tập cho quen phán
đoán mọi sự theo giáo huấn phúc âm và ra sức thực hiện những điều ấy trong đời
sống mình.
261.
Hỏi: Có kinh nào giúp ta thêm lòng tin
không?
Thưa: Có kinh đức tin: Lạy Chúa con, con tin
thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức
Chúa Trời có Ba Ngôi mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người chịu nạn chịu chết
mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội thánh dạy, thì
con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô xùng đã phán
truyền cho Hội thánh .Amen.
ĐỨC CẬY
262.
Hỏi: Đức cậy là gì?
Thưa: Đức cậy là nhân đức siêu nhiên giúp ta
trông đợi vững vàng, nhờ công nghiệp Đức Chúa Giêsu ta sẽ được Chúa ban ơn đầy
đủ để sống xứng đáng là con cái Chúa ở đời này, và đời sau hưởng phúc vô cùng.
263.
Hỏi: Tại sao ta trông cậy Chúa như vậy?
Thưa: Ta trông cậy vào Chúa vì Người là Đấng
toàn năng, nhân từ và trung tín vô cùng, hằng giữ lời Người đã hứa.
264.
Hỏi: Những tội nào nghịch cùng đức cậy?
Thưa: Có những tội này:
– Một là quá ỷ lại lòng nhân từ Chúa mà
không lo làm lành lánh dữ.
– Hai là cậy vào sức mình thái quá.
– Ba là thất vọng không còn trông cậy vào Chúa
nữa.
265.
Hỏi: Khi nào ta cần phải trông cậy vào Chúa?
Thưa: Ta phải trông cậy vào Chúa luôn, nhất
là khi bị cám dỗ, thử thách và lúc gặp gian nan, đau khổ, như lời thánh Phêrô
dạy rằng: “Anh em hãy trút mọi nỗi lo âu cho Chúa vì Chúa hằng săn sóc anh em”.
266.
Hỏi: Có kinh nào nhắc ta trông cậy vào Chúa
không?
Thưa: Có kinh Đức cậy: Lạy Chúa con, con
trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho con
giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa
Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán
hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được. Amen.
ĐỨC MẾN
267.
Hỏi: Đức mến là gì?
Thưa: Đức mến là nhân đức siêu nhiên làm cho
ta kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự và thương yêu mọi người như Chúa yêu
ta.
268.
Hỏi: Kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự
nghĩa là làm sao?
Thưa: Nghĩa là hết lòng yêu mến Đức Chúa
Trời hơn tất cả mọi loài mọi vật, và thà mất hết mọi sự chẳng thà lìa bỏ Chúa.
269.
Hỏi: Tại sao ta phải kính mến Đức Chúa Trời?
Thưa: Ta phải kính mến Đức Chúa trời vì
Người là Cha nhân từ tốt lành vô cùng, đã thương yêu ta trước và hằng ban ơn
cho ta.
270.
Hỏi: Ta phải thương yêu hết mọi người không?
Thưa: Ta phải thương yêu hết mọi người dù kẻ
thù nghịch thì ta cũng phải thương yêu nữa, như lời Chúa dạy rằng: “Các con hãy
thương yêu kẻ thù nghịch các con.”
271.
Hỏi: Tại sao ta phải thương yêu hết mọi
người?
Thưa: Ta phải thương yêu hết mọi người vì ba
lẽ này:
– Một là chính Đức Chúa Giêsu đã dạy ta.
– Hai là vì mọi người đều là hình ảnh Đức
Chúa Trời và được Đức Giêsu cứu chuộc bằng Máu Thánh Người.
– Ba là vì mọi người đều là con một Cha trên
trời và cùng được mời gọi vào hưởng phước đời đời.
272.
Hỏi: Khi nào ta lỗi đức Mến?
Thưa: Mỗi khi ta lỗi lề luật mà xúc phạm đến
Chúa hoặc anh em, hay là khi ta thờ ơ lãnh đạm với những đau khổ của người khác
thì ta lỗi đức Mến.
273.
Hỏi: Có kinh nào giúp ta thêm lòng mến
không?
Thưa: Có kinh đức Mến: Lạy Chúa con, con
kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn
lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy.Amen.
BÀI THỨ IV:
TỘI LỖI
274.
Hỏi: Tội lỗi là gì?
Thưa: Tội là sự lìa bỏ Đức Chúa Trời mà theo
loài thụ tạo bởi cố tình lỗi luật Chúa hay luật Hội thánh trong tư tưởng, lời
nói, việc làm hay là bỏ việc phải làm.
275.
Hỏi: Có mấy thứ tội?
Thưa: Có hai thứ tội: Một là tội trọng, hai
là tội nhẹ.
276.
Hỏi: Khi nào ta phạm tội trọng?
Thưa: Ta phạm tội trọng khi cố tình lỗi phạm
một điều luật nặng mà ta đã kịp suy biết tỏ tường.
277.
Hỏi: Tội trọng làm hại ta thế nào?
Thưa: Tội trọng làm cho ta mất hết sự sống
siêu nhiên, mất hết quyền lợi của người con Chúa, đáng chịu hình phạt đời sau
và có khi ở đời này.
278.
Hỏi: Khi lỡ phạm tội trọng thì ta phải làm
gì?
Thưa: Ta phải thống hối ăn năn và lo liệu đi
xưng tội ngay, lại phải dùng mọi phương thế để khỏi phạm lại nữa.
279.
Hỏi: Khi nào ta phạm tội nhẹ?
Thưa: Ta phạm tội nhẹ khi lỗi phạm một điều
luật nhẹ, hoặc một điều nặng mà chưa kịp suy biết rõ ràng hay chưa hoàn toàn
ưng theo.
280.
Hỏi: Tội nhẹ có làm hại ta không?
Thưa: Dầu tội nhẹ không làm cho ta mất sự
sống siêu nhiên, nhưng làm cho ta bớt lòng mến Chúa, hướng chiều về điều xấu,
và dễ phạm tội trọng hơn.
281.
Hỏi: Bị cám dỗ mà thôi đã phạm tội chưa?
Thưa: Bị cám dỗ mà thôi chưa phải là tội,
trái lại, nếu ta chống trả mạnh mẽ thì càng có công trước mặt Chúa.
282.
Hỏi: Các tội ta phạm thường do những nết xấu
nào?
Thưa: Các tội ta phạm thường do bảy nết xấu,
thường quen gọi là bảy mối tội đầu:
– Một là kiêu ngạo.
– Hai là hà tiện.
– Ba là dâm dục.
– Bốn là hờn giận.
– Năm là mê ăn uống.
– Sáu là ghen ghét.
– Bảy là lười biếng
BÀI THỨ V:
ĐIỀU RĂN I
283.
Hỏi: Điều răn thứ nhất dạy ta sự gì?
Thưa: Điều răn thứ nhất dạy ta thờ phượng
một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
284.
Hỏi: Thờ phượng Đức Chúa Trời là gì?
Thưa: Là nhận biết Chúa là Cha đã sáng tạo
và giữ gìn ta cùng trời đất muôn vật, nên ta phải hết long thờ kính, mến yêu và
phụng sự Người.
285.
Hỏi: Ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời thế
nào?
Thưa: Ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời trong
long và bề ngoài, cùng tham dự việc thờ phượng chính thức của Hội thánh gọi là
Phụng vụ.
286.
Hỏi: Những việc Phụng vụ quan trọng nhất là
những việc nào?
Thưa: Là Thánh lễ, các Bí tích và kinh Nhật
tụng.
287.
Hỏi: Hằng năm Phụng vụ được tổ chức thế nào?
Thưa: Hằng năm Phụng vụ được tổ chức theo
hai mùa chính:
– Một là mùa Giáng Sinh, giúp ta “sống” mầu
nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người.
– Hai là mùa Phục Sinh, giúp ta “sống” mầu
nhiệm Chúa Giêsu cứu chuộc loài người. Ngoài hai mùa đó, thời gian còn lại được
gọi là mùa Quanh năm, Hội thánh dùng thời gian này để giúp ta “sống” các mầu nhiệm
ấy cách đầy đủ hơn
288.
Hỏi: Mùa Giáng Sinh có những lễ nào trọng?
Thưa: Mùa Giáng Sinh có hai lễ trọng này: là
lễ Giáng Sinh và lễ Hiển Linh, thường gọi là lễ Ba Vua…trước lễ Giáng Sinh có
bốn tuần chuan bị tâm hồn giáo hữu, gọi là Mùa Vọng.
289.
Hỏi: Mùa Phục Sinh có những lễ nào trọng?
Thưa: Mùa Phục Sinh có ba lễ trọng này là lễ
Phục Sinh, lễ Thăng Thiên và lễ Hiện xuống. Trước lễ Phục Sinh có một thời kỳ
chuẩn bị tâm hồn giáo hữu là Mùa Chay.
290.
Hỏi: Ngoài những lễ về Chúa, Hội thánh có
mừng lễ nào khác nữa không?
Thưa: Hội thánh còn mừng nhiều lễ kính Đức
Mẹ và các Thánh, là những tôi trung của Chúa, hằng nêu gương và cầu khẩn cho
ta.
291.
Hỏi: Có những tội nào nghịch cùng điều răn
thứ nhất?
Thưa: Có những tội này:
– Một là thờ những loại thụ tạo.
– Hai là mê tín dị đoan.
– Ba là phạm sự thánh.
292.
Hỏi: Tội thờ loài thụ tạo là những tội nào?
Thưa: Là tội thờ ma quỷ, thờ súc vật gỗ đá,
mặt trời, mặt trăng, hay bất cứ một loài thụ sinh nào như thờ chính Đức Chúa
Trời vậy.
293.
Hỏi: Có được thờ tổ tiên ông bà cha mẹ ta
không?
Thưa: Ta phải tôn kính, tỏ lòng hiếu thảo
biết ơn như xin lễ, cầu nguyện và giữ những tập tục chính đáng của dân tộc
nhưng không được thờ các ngài như thờ Đức Chúa Trời.
294.
Hỏi: Mê tín dị đoan là gì?
Thưa: Là tin cậy vào loại thụ tạo có quyền
năng phi thường mà chẳng phải bởi Chúa ban cho như: phù thuỷ bói khoa, hoặc tin
chim kêu gà gáy, cùng nhiều điều khác như vậy.
295.
Hỏi: Tội phạm sự thánh là gì?
Thưa: Là tội xúc phạm đến những người, những
nơi hay là của gì đã được hiến dâng cho Chúa để làm việc thờ phượng Người, như
xúc phạm đến kẻ có chức thánh, nhà thờ hoặc lạm dụng của thánh…
CẦU NGUYỆN.
296.
Hỏi: Cầu nguyện là gì?
Thưa: Cầu nguyện là nâng lòng trí lên cùng
Chúa mà thờ lạy, cảm tạ, xin Người tha thứ tội lỗi và ban cho ta các ơn lành
hồn xác.
297.
Hỏi: Cầu nguyện có phải là việc cần thiết
không?
Thưa: Là việc rất cần thiết vì Chúa dạy ta
phải cầu nguyện luôn đừng bao giờ chán. Người còn phán rằng: “Không có Thầy các con không thể làm gì được.”
298.
Hỏi: Ta phải cầu nguyện khi nào?
Thưa: Ta phải siêng năng cầu nguyện, nhất là
ban sáng, ban tối, lúc bị cám dỗ. Hay là khi gặp nhiều đau khổ nguy hiểm phần
hồn phần xác. Ngoài ra ta phải sống kết hợp với Chúa mọi nơi mọi lúc như lời
Thánh Phaolô dạy: “Dù anh em ăn hay uống hay làm gì, anh em hãy làm mọi sự cho
sáng danh Chúa.”
299.
Hỏi: Khi cầu nguyện ta phải có thái độ nào?
Thưa: Khi cầu nguyện thì trong lòng ta phải
khiêm nhường, tin tưởng và cậy trông, còn bên ngoài thì phải nghiêm trang cung
kính.
300.
Hỏi: Có mấy cách cầu nguyện?
Thưa: Có hai cách cầu nguyện:
– Một là đọc kinh ngoài miệng.
– Hai là suy tưởng trong lòng.
301.
Hỏi: Chúa Giêsu có dạy ta cầu nguyện không?
Thưa: Chúa Giêsu có dạy ta kinh lạy Cha: Lạy
Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng nước Cha trị đến ý
Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương
thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
xin chớ để chúng con sa trước cám sỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ .Amen.
TÔN KÍNH ĐỨC MẸ VÀ CÁC
THÁNH
302.
Hỏi: Ta có được thờ Đức Mẹ Maria không?
Thưa: Ta không được thờ Đức Mẹ Maria vì
Người cũng là thụ tạo như ta, nhưng phải đặt biệt tôn kính, vì Người là Mẹ Đức
Chúa Trời và là Mẹ ta nữa.
303.
Hỏi: Ta phải tôn kính Thiên thần và các
Thánh không?
Thưa: Ta phải tôn kính Thiên thần và các Thánh
vì các Ngài là những tôi trung, con thảo của Chúa và có quyền thế cầu bầu cho
ta.
304.
Hỏi: Tại sao ta phải kính ảnh tượng Đức Chúa
Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh?
Thưa: Vì các ảnh tưởng ấy nhắc ta nhớ đến
các Ngài, để ta thêm lòng kính mến và mọi gương lành các Ngài.
305.
Hỏi: Tại sao ta phải tôn kính hài cốt và di
tích các Thánh?
Thưa: Ta tôn kính hài cốt và di tích các
Thánh, vì là những kỷ niệm của các phần tử ưu tú trong nhiệm thể Chúa Kitô, và
vì Chúa thường dùng những di tích ấy mà làm nhiều phép lạ.
306.
Hỏi: Ta phải làm gì để tôn kính Đức Mẹ và
các Thánh?
Thưa: Ta có thể làm những việc này:
– Một là yêu mến, cậy trông, cùng năng cầu
xin Đức Mẹ và các Thánh.
– Hai là mừng lễ các Ngài cho sốt sắng và
làm những việc sùng kính mà Hội thánh khuyên dạy.
– Ba là noi gương nhân đức các Ngài.
BÀI THỨ VI:
ĐIỀU RĂN II
307.
Hỏi: Điều răn thứ hai dạy ta sự gì?
Thưa: Điều răn thứ hai dạy ta tôn kính Tên
Chúa và giữ những điều mà ta đã lấy Tên Người mà thề hay là khấn hứa.
308.
Hỏi: Thề là gì?
Thưa: Thề là lấy tên Chúa làm chứng điều ta
nói là thật.
309.
Hỏi: Có khi nào ta nên thề không?
Thưa: Khi có việc quan trọng thì ta nên lấy
Tên Chúa mà thề, và khi có lệnh chính đáng của Bề Trên thì ta phải thề.
310.
Hỏi: Có khi nào ta thề mà mắc tội không?
Thưa: khi ta thề vô cớ, thề dối thề làm điều
xấu hay lấy tên quỷ thần mà thề thì ta mắc tội.
311.
Hỏi: Khấn là gì?
Thưa: Khấn là hứa cùng Chúa sẽ làm một việc
lành và có ý buộc mình phải giữ.
312.
Hỏi: Khi không giữ được lời khấn thì phải
làm sao?
Thưa: Khi không giữ được lời khấn thì phải
xin lỗi Bề Trên hoặc Cha giải tội đổi việc đã khấn hay là chước chuẩn việc ấy
cho ta.
BÀI THỨ VII:
ĐIỀU RĂN III
313.
Hỏi: Điều răn thứ ba dạy ta sự gì?
Thưa: Điều răn thứ ba dạy ta thánh hoá ngày
Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
314.
Hỏi: Ta phải làm gì để thánh hoá những ngày
ấy?
Thưa: Ta phải dự thánh lễ, nghỉ việc xác và
nên làm thêm việc lành, như đ dư những giờ kinh chung, làm việc bác ái, tông
đồ…
315.
Hỏi: Phải dự thánh lễ cách nào cho đúng luật
Hội thánh buộc?
Thưa: Phải có lòng tin, và tích cực tham dự
thánh lễ từ đầu đến cuối. Vì vậy ai lười biếng, hoặc khinh thường mà bỏ qua một
phần quan trọng, thì mắc tội nặng.
316.
Hỏi: Khi có lý do chính đáng mà không dự lễ
được thì làm thế nào?
Thưa: Khi có lý do chính đáng mà không dự lễ
được thì không có tội gì, nhưng ta nên làm một hai việc lành để thánh hoá ngày
ấy.
317.
Hỏi: Nghỉ việc xác là gì?
Thưa: Là không được làm những việc nặng nhọc
phần xác, những việc mà thợ thuyền, thương gia, công chức quen để sinh sống,
Nhưng khi có lẽ cần hay có phép Bề trên, thì được làm mà không lỗi luật Chúa.
318.
Hỏi: Ở nước ta có bao nhiêu lễ buộc?
Thưa: Hiện nay ngoài các ngày Chúa Nhật chỉ
còn một lễ mà thôi là lễ Giáng Sinh.
BÀI THỨ VIII:
ĐIỀU RĂN IV
319.
Hỏi: Điều răn thứ bốn dạy ta sự gì?
Thưa: Điều răn thứ bốn dạy ta phải thảo kính
cha mẹ cho trọn đạo hiếu.
320.
Hỏi: Thảo kính cha mẹ là gì?
Thưa: Là kính mến, vâng lời và giúp đỡ cha
mẹ khi còn sống cũng như khi đã qua đời.
321.
Hỏi: Tại sao ta phải thảo kính cha mẹ?
Thưa: Ta phải thảo kính cha mẹ, vì cha mẹ đã
có công sinh thành dưỡng dục ta, và thay quyền Chúa để săn sóc ta phần hồn và
phần xác.
322.
Hỏi: Khi nào ta phải giúp đỡ cha mẹ?
Thưa: Ta phải giúp đỡ cha mẹ phần hồn phần
xác, nhất là lúc nghèo khó, ốm đau. Khi cha mẹ bệnh nặng thì phải săn sóc, lo
liệu thốc men và giúp các ngài lãnh các Bí tích, khi qua đời thì lo chôn cất,
cầu nguyện cùng xin lễ cho các ngài.
323.
Hỏi: Cha mẹ có bổn phận gì đối với con cái?
Thưa: Cha mẹ có bổn phận nuôi dưỡng, thương
yêu, dạy dỗ và làm gương sáng cho con cái noi theo.
324.
Hỏi: Ngoài cha mẹ, ta có bổn phận gì đối với
người trong gia tộc?
Thưa: Ta phải kính nể, yêu mến mọi người
trong gia tộc, như ông bà, chú bác, cô dì, và anh chị em, cùng giúp đỡ họ tuỳ
sức ta.
325.
Hỏi: Ta còn phải kính nể và vâng lời ai nữa
không?
Thưa: Ta còn phải kính nể và vâng lời những
kẻ có quyền trong đạo ngoài đời như: hàng giáo phẩm, chính quyền, thầy dạy…
326.
Hỏi: Ta có bổn phận gì đối với Tổ quốc
không?
Thưa: Đối với Tổ quốc, ta phải tuân hành
những luật chính đáng, chu toàn nhiệm công dân và tham gia việc nước để mưu cầu
công ích.
327.
Hỏi: Chính quyền có bổn phận gì đối với quốc
dân không?
Thưa: Chính quyền có bổn phận giữ trật tự,
đảm đương công vụ, tôn trọng những quyền lợi căn bản của công dân, và dùng mọi
cách để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của dân chúng…
328.
Hỏi: Thầy dạy có bổn phận gì đối với học trò
không?
Thưa: Thầy dạy có bổn phận giáo dục học trò
cho nên người thông minh đạo đức, và phải làm gương tốt cho học trò noi theo.
329.
Hỏi: Chủ nhân có bổn phận gì đối với người
làm công cho mình không?
Thưa: Chủ nhân phải cư xử nhân đạo, trả
lương công bình, lại phải lo liệu cho họ có thì giờ chu toàn bổn phận tôn giáo.
330.
Hỏi: Ta phải có thái độ nào đối với người
ngoại quốc?
Thưa: Ta phải coi người ngoại quốc như là
anh em, tôn trọng quyền lợi chính đáng của họ và duy trì tình thân hữu giữa các
dân tộc với nhau.
BÀI THỨ IX:
ĐIỀU RĂN V
331.
Hỏi: Điều răn thứ năm dạy ta sự gì?
Thưa: Điều răn thứ năm dạy ta tôn trọng, giữ
gìn thân xác và mạng sống của ta cũng như của người khác nữa.
332.
Hỏi: Tại sao ta phải tôn trọng, giữ gìn thân
xác và mạng sống?
Thưa: Ta phải tôn trọng, giữ gìn thân xác và
mạng sống vì mạng sống là một ân huệ Chúa ban và thân xác ta cũng được Chúa cứu
chuộc, là đền thờ Chúa Thánh Thần và ngày sau sẽ được sống lại.
333.
Hỏi: Ta phải tôn trọng, giữ gìn thân xác và
mạng sống ta thế nào?
Thưa: Ta phải làm việc để nuôi thân, phải
săn sóc sức khoẻ và không bao giờ được tự ý giết mình hay liều mạng sống khi
không có lý do chính đáng.
334.
Hỏi: Ta phải tôn trọng thân xác và mạng sống
người khác như thế nào?
Thưa: Ta không cố tình hay vì khinh thường
mà giết người khác, cũng không được đánh hay đả thương người ta trái phép.
335.
Hỏi: Có những trường hợp nào giết người mà
không mắc tội không?
Thưa: Có những trường hợp đặc biệt này:
– Một là khi chính quyền xử người gian ác
theo luật pháp công minh.
– Hai là khi bênh vực Tổ quốc chống lại kẻ
thù.
– Ba là khi kẻ gian ác tấn công mà ta không
còn cách nào khác để bảo vệ mạng sống.
336.
Hỏi: Điều răn thứ năm còn cấm điều gì nữa
không?
Thưa: Điều răn thứ năm còn cấm giận hờn,
ghen ghét, oán thù, chửi rủa, hay là xúi giục kẻ khác làm hại người ta hoặc làm
gương xấu sinh dịp tội cho người khác.
BÀI THỨ X:
ĐIỀU RĂN VI VÀ IX
337.
Hỏi: Điều răn thứ sáu và thứ chín dạy ta sự
gì?
Thưa: Điều răn thứ sáu và thứ chín dạy ta
giữ đức trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
338.
Hỏi: Tại sao ta phải giữ đức trong sạch?
Thưa: Ta phải giữ đức trong sạch vì ta đã
được tạo thành giống hình ảnh Chúa, vì ta là chi thể mầu nhiệm Chúa Kitô, và
thân xác ta là đền thờ Chúa Thánh Thần.
339.
Hỏi: Điều răn thứ sáu cấm những sự gì?
Thưa: Điều răn thứ sáu cấm những tội dâm dục
bề ngoài, như nói năng, nhìn xem hay làm những điều ô uế tục tỉu…
340.
Hỏi: Điều răn thứ chín cấm những sự gì?
Thưa: Điều răn thứ chín cấm những tư tưởng,
ước muốn nghịch đức trong sạch.
341.
Hỏi: Kẻ đã lập gia đình có phải giữ đức
trong sạch không?
Thưa: Kẻ đã lập gia đình phải giữ đức trong
sạch theo như luật Chúa và Hội thánh dạy.
342.
Hỏi: Có những tư tưởng, hình ảnh ô uế trong
trí mà thôi đã phải là tội chưa?
Thưa: Chưa phải là tội nếu ta không chịu ưng
theo. Trái lại, nếu ta chống trả mau mắn thì càng có công trước mặt Chúa.
343.
Hỏi: Ta phải làm gì để giữ đức trong sạch?
Thưa: Ta phải làm những sự này
– Một là phải thực hiện tinh thần công bằng
bác ái đối với mọi người.
– Hai là phải năng cầu nguyện và lãnh nhận
các Bí tích.
– Ba là phải tránh dịp tội cho mình và cho
kẻ khác.
344.
Hỏi: Có những dịp tội nào thường làm ta lỗi
đức trong sạch?
Thưa: Có những dịp này:
– Một là làm biếng không làm việc.
– Hai là bạn bè cùng kẻ xấu nết.
– Ba là xem sách báo, phim ảnh dâm ô.
– Bốn là trai gái giao thiêp mất nết.
– Năm là ăn uống say sưa quá độ.
345.
Hỏi: Khi bị cám dỗ ta phải chống trả thế
nào?
Thưa: Ta phải kêu xin Chúa và Đức Mẹ giúp
đỡ, rồi tưởng nhớ đến việc khác và tránh ngay dịp tội.
346.
Hỏi: Tội dâm ô có phải tội trọng hay không?
Thưa: Là tội nặng vì làm cho ta mất phúc đời
đời, như lời thánh Phaolô nói rằng: “Kẻ gian dâm ô uế… thì chẳng được dự phần
trong nước Chúa Kitô và nước Đức Chúa trời”.
Vả lại tội phạm hai điều răn này thường làm
cho ta chìm đắm trong tội lỗi và chán ngán những việc đạo đức.
BÀI THỨ XI:
ĐIỀU RĂN VII VÀ X
347.
Hỏi: Điều răn thứ bảy và thứ mười dạy ta sự
gì?
Thưa: Điều răn thứ bảy và thứ mười dạy ta
giữ đức công bình và tôn trọng của cải người khác.
348.
Hỏi: Điều răn thứ bảy và thứ mười cấm ta sự
gì?
Thưa: Điều răn thứ bảy cấm ta lấy hay giữ
của người trái phép công bình và làm hư hại của cải kẻ khác. Còn điều răn thứ
mười cấm tham lam mơ ước của người khác.
349.
Hỏi: Tội lấy của người khác cách bất công là
những tội nào?
Thưa: Là những tội này:
– Một là trộm cướp.
– Hai là gian lận.
– Ba là cho vay ăn lời quá đáng.
– Bốn là nhận của hối lộ hay tham lam của
công.
350.
Hỏi: Tội giữ của người bất công là những tội
nào?
Thưa: Là những tội này:
– Một là không trả nợ.
– Hai là không hoàn của đã mượn hay lượm
được.
– Ba là không trả tiền công xứng đáng.
– Bốn là trốn thuế.
– Năm là tàng trữ của gian.
351.
Hỏi: Kẻ đã lấy hay giữ của người ta cách bất
công thì phải làm thế nào?
Thưa: Phải lo trả lại cho sớm và kẻ đã làm
hư hại của người khác thì phải đền bồi cho cân xứng.
352.
Hỏi: Phải đền trả cho ai?
Thưa: Phải đền trả cho chủ, nếu kẻ đã chết
hay biệt tích , thì phải đền trả cho con cháu hay người thừa kế, nếu không biết
đền trả cho ai thì phải dùng của ấy vào công việc bác ái.
BÀI THỨ XII:
ĐIỀU RĂN VIII
353.
Hỏi: Điều răn thứ tám dạy ta sự gì?
Thưa: Điều răn thứ tám dạy ta tôn trọng sự
thật và danh giá kẻ khác.
354.
Hỏi: Tôn trọng sự thật là thế nào?
Thưa: Là giữ sự thật trong tư tưởng, lời nói
và việc làm.
355.
Hỏi: Tại sao ta phải tôn trọng sự thật?
Thưa: Ta phải tôn trọng sự thật vì những lẽ
này:
– Một là Đức Chúa Trời là Đấng chân thật vô
cùng. Ngài thấu suốt mọi sự và dạy ta phải thành thật.
– Hai là vì sự thành thật rất cần cho đời
sống chung.
356.
Hỏi: Ta phải tôn trọng danh giá người khác
như thế nào?
Thưa: Ta phải nghĩ tốt cho mọi người, không
nên nói xấu ai, và khi không có luật lệ hay công ích đòi buộc, thì không được
tố cáo điều lỗi người khác.
357.
Hỏi: Điều răn thứ tám cấm ta những sự gì?
Thưa: Điều răn thứ tám cấm nói dối, làm
chứng gian, cấm tiết lộ những điều cần phải giữ kín và cấm làm hại danh giá
người ta.
358.
Hỏi: Có bao giờ được phép nói dối không?
Thưa: Không bao giờ được phép nói dối, dù để
chữa mình hay bênh vực người khác.
359.
Hỏi: Ta có được phép tiết lộ những điều phải
giữ kín không?
Thưa: Không được, trừ khi người có điều kín
cho phép thì ta nói ra, hay là khi ích chung quan trọng bắt buộc ta phải nói.
360.
Hỏi: Khi nào ta làm hại danh giá người khác?
Thưa: Khi ta vu khống, nói hành, hoặc hồ
nghi điều xấu cho người khác mà không có đủ lẽ.
361.
Hỏi: Kẻ làm hại danh giá người ta có phải
đền trả không?
Thưa: Ta phải đền trả tiếng tốt và danh giá
cho người ta, và nếu có gây thiệt hại vật chất thì cũng phải bồi thường nữa.
BÀI THỨ XIII:
SÁU ĐIỀU RĂN HỘI THÁNH:
362.
Hỏi: Hội thánh có mấy điều răn?
Thưa: Hội thánh có sáu điều răn:
– Thứ nhất: Xem lễ ngày Chúa nhật cùng các
ngày lễ buộc.
– Thứ hai: Chớ làm việc xác ngày Chúa nhật
cùng các ngày lễ buộc.
– Thứ ba: Xưng tội trong một năm ít nhất là
một lần.
– Thứ tư: Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu
trong mùa Phục Sinh.
– Thứ năm: Giữ chay những ngày Hội thánh
buộc.
– Thứ sáu: Kiêng thịt ngày thứ sáu cùng
những ngày Hội thánh dạy.
363.
Hỏi: Điều răn Hội thánh buộc những ai?
Thưa: Buộc tất cả những người đã gia nhập
Hội thánh và đã đến tuổi luật định.
364.
Hỏi: Điều răn thứ nhất và thứ hai Hội thánh
dạy ta sự gì?
Thưa: Hội thánh dạy ta dự lễ cùng kiêng việc
xác ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc.
365.
Hỏi: Điều răn thứ ba Hội thánh dạy ta sự gì?
Thưa: Hội thánh dạy ta mỗi năm phải xưng tội
ít nhất là một lần. Nhưng Hội thánh ước ao cho ta xưng tội nhiều lần hơn, nhất
là mỗi khi mắc tội trọng.
366.
Hỏi: Hội Thánh có buộc phải xưng tội vào
thời kỳ nào nhất định không?
Thưa: Không, nhưng để tiện giữ luật rước lễ
mùa Phục Sinh thì nên xưng tội vào mùa ấy. Nếu mùa Phục Sinh không xưng tội
được, thì luật Hội Thánh vẫn buộc xưng tội bất cứ lúc nào trong năm.
367.
Hỏi: Điều răn thứ bốn Hội thánh dạy ta sự
gì?
Thưa: Hội thánh dạy ta mỗi năm phải rước lễ
một lần trong mùa Phục Sinh. Ở Việt Nam, thời gian để rước lễ là mùa Phục sinh
kể từ thứ tư lễ Tro đến lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
368.
Hỏi: Điều răn thứ năm Hội thánh dạy ta sự
gì?
Thưa: Hội thánh dạy ta từ 21 tuổi chẳn đến
60 tuổi phải giữ chay những ngày Hội thánh chỉ định.
369.
Hỏi: Giữ chay là làm sao?
Thưa: Giữ chay là ngày hôm ấy chỉ định được
ăn một bữa no mà thôi, lấy bữa trưa làm bữa chính, thì sáng tối cũng được ăn
đôi chút theo thói quen.
370.
Hỏi: Điều răn thứ sáu Hội thánh dạy ta sự
gì?
Thưa: Hội thánh dạy ta từ 14 tuổi chẵn trở
lên phải kiêng thịt các ngày luật định.
371.
Hỏi: Tại sao Hội thánh lập luật kiêng thịt,
giữ chay?
Thưa: Hội thánh có ý cho ta hy sinh đền tội,
noi gương Chúa Giêsu, nhưng luật này không buộc người đau yếu, già nua, những
người làm việc cực nhọc, hay phải đi đường xa xôi.
372.
Hỏi: Ngoài sáu điều răn ấy, Hội thánh còn có
luật nào nữa không?
Thưa: Hội thánh có nhiều luật lệ trong bộ
Giáo luật và nhiều văn kiện khác nhau, những luật về Phụng vụ, Bí tích, về giáo
sĩ, giáo dân và các dòng tu nam nữ